Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Điều chuyển công tác theo thỏa thuận tại hợp đồng lao động?

Quy định về việc Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động và bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:


Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn có ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động là hợp đồng không xác định thời hạn. Người sử dụng lao động là Tổng Giám đốc, nơi bạn làm việc là Công ty thành viên của Tổng Công ty và Giám đốc công ty thành viên nhận sự ủy quyền của Tổng giám đốc về điều động công tác và phân bổ vị trí làm việc của bạn.
 
Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng, thì Giám đốc điều động chị sang vị trí làm việc khác là hoàn có cơ sở bởi hai bên đã tiến hành thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với tiền lương của chị, nếu như trong hợp đồng lao động có thỏa thuận về lương thì sẽ phải tuân theo quy định của hợp đồng lao động. Nếu như thỏa thuận về lương có ghi lương hưởng theo vị trí làm việc thì việc công ty cho chị hưởng lương theo vị trí làm việc là đúng. Căn cứ:

Điều 31 – Bộ luật lao động 2012. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Tuy nhiên, do hiện nay bạn đang mang thai nên chế độ đối với thai sản nữ được quy định như sau:

Điều 155 – Bộ luật lao động 2012. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Căn cứ theo quy định trên, công ty bạn chỉ không được điều động bạn đi làm những công việc nặng nhọc, làm ban đêm, khi bạn mang thai tại tháng thứ 7.

Trân trọng!
Luật gia Đào Quang Vinh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo