Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư bào chữa tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Quyền về chỗ ở là một trong những quyền được quy định trong Hiến pháp, theo đó công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý. Hành vi cố tình xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1. Quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định, hướng dẫn tại Điều 158 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

''1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;

c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;

d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 nãm đến 05 năm.''

Như vậy,

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Tội phạm này được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật hình sự định.

Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp), động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Được thực hiện ở các loại hành vi sau đây: (1) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác (2) Hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ (3) Các hành vi khác trái pháp luật xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Mời luật sư bào chữa vụ án hình sự

>> Gọi: 0902.586.286

2. Lý do nên mời Luật sư bào chữa Tội xâm phạm chỗ ở của người khác.

- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người bị tình nghi thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, vì chưa có bản án có hiệu lực pháp luật nên chưa thể kết luận họ thực hiện về các hành vi vi phạm pháp Luật. Chính vì vậy, họ có quyền tự mình hoặc mời Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Khi bị tạm giữ, tạm giam liên quan đến tội xâm phạm chỗ ở nhiều người rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Vì vậy, luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự không chỉ giúp đỡ nghi can về mặt pháp lý mà còn giúp đỡ, động viên tinh thần giúp bị can, bị cáo vượt qua khủng hoảng tâm lý. 

- Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo, giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

3. Quy trình Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia

Luật Minh Gia tiến hành giải quyết yêu cầu của khách hàng về dịch bào chữa khi bị truy cứu về tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo từng bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc (Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

4. Phương thực liên hệ luật sư tham gia bào chữa

Mọi thắc mắc về dịch vụ vui lòng liên hệ qua các phương thức sau:

Cách 1: Liên hệ Hotline: 0902.586.286

Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn

Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

---

5. Tham khảo phân tích dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm chỗ ở người khác

- Khách thể của tội xâm phạm chỗ ở người khác

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.

- Chổ ở của công dân được hiểu là nơi đang có người cư trú hợp pháp. Nơi cư trú hợp pháp có thể là nơi ở thường xuyên, có thể là nơi cư trú trong một thời gian nhất định như nhà thuê…, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu hoặc nơi tạm trú, có thể là nơi ở cố định hoặc nơi ở di động (Tàu, thuyền)

- Dấu hiệu khách quan

Được thực hiện ở các loại hành vi sau đây:

+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác: Tự ý vào chỗ của một người hoặc một hộ gia đình cư trú, sinh hoạt khám xét nhằm tìm kiếm chứng cứ đồ vật, tài sản… mà không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền, không tuân thủ thủ tục do pháp luật quy định trong việc khám xét chỗ ở hoặc có lệnh của nguwoif có thẩm quyền nhưng lại không có căn cứ để khám xét theo quy định của pháp luật.

+ Hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ là hành vi dùng bạo lực đuổi một người hoặc một hộ gia đình phải rời khỏi chỗ ở của họ mà không có quyết định hợp pháp của các cơ quan có thẩm quyền.

+ Các hành vi khác trái pháp luật xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như: tự ý mở khóa vào nhà, lấn chiếm chỗ ở của công dân…

- Dấu hiệu chủ quan

- Là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Mục đích không là dấu hiệu bắt buộc. Nếu hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác vì sai thủ tục tố tụng thì chỉ xử lý hành chính. Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, những người thực hiện hành vi xâm phạm chỗ ở vì động cơ cá nhân hoặc những động cơ khác thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu vì lợi ích chung, người xâm phạm chỗ ở chỉ có thể bị xử lý hành chính

- Chủ thể tội xâm phạm chỗ ở người khác

Tội phạm này được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật hình sự định.

xam-pham-cho-o-jpg-02082014090311-U16.jpg

>> Tư vấn về tội xâm phạm chỗ ở

---

5. Tư vấn tình huống đánh người xâm phạm chỗ ở bị xử lý thế nào?

Câu hỏi:

Vào khoảng 01 giờ 30 phút sáng trong lúc cả gia đình tôi đang trong giấc ngủ say thì bỗng dưng nghe tiếng động đập phá lớn tại cửa. Lúc này cả gia đình tôi hốt hoảng không biết chuyện gì xảy ra,con tôi và các cháu nhỏ khóc thét la lên “cướp cướp” lúc này tôi dậy mở cửa đi ra thì cửa bị kẹt cứng, không mở được (do kính vỡ tung tóe) sau đó tôi phải đẩy mạnh mới ra được và nhìn thấy một thanh niên đứng trước cửa cùng một thanh niên khác đang ngồi trên xe gắn máy, và tôi không biết hai thanh niên này.

Sau đó thanh niên đứng trước cửa cầm cổ áo tôi kéo tôi xuống bậc thềm. Nghe thấy tiếng hô “cướp cướp” con trai tôi đang ngủ vùng dậy chạy ra và đánh anh thanh niên kia để bảo vệ tôi. Khi tôi và anh ta đang vật lộn nhau thì tôi mới nghe anh ta nói “mẹ tôi xuống, ông láo xược với mẹ tôi lắm phải không”. Sau đó, anh ta xô ngã tôi và đánh tiếp con tôi. Lúc đó tôi gượng đứng dậy để can ngăn con tôi và anh ta nhưng can không được và rồi anh ta lao vào đánh tiếp, tiếp tục xô tôi ngã vào hàng rào lưới B40 còn con trai tôi thì ngã vào gốc hoa giấy cạnh hàng rào lưới B40. Lúc này con trai tôi gượng dậy vớ lấy được cái cưa cùn để đánh trả và anh thanh niên kia bỏ chạy.

Ngay lúc đó anh thanh niên ngồi trên xe lao xuống và đánh con tôi tới tấp rồi lấy gạch đánh vào người và chân con tôi, lúc này con tôi cũng tự vệ đánh lại anh thanh niên đó và anh này chạy ra cổng thì con tôi ném cái cưa theo ra đường và trở lại vào nhà. Sau đó tên này tiếp tục cầm đá đi vào đánh con tôi tiếp, tôi thấy vậy liền vào ôm anh ta và gỡ lấy cục đá ra rồi vứt đi và tôi nói “gia đình tôi có tội gì mà đêm hôm tụi bây lại xuống đập phá nhà của tôi” rồi anh ta vào nhà tôi lấy xe ra về. Sau đó tôi thấy một thanh niên chở một người phụ nữ xuống nhà tôi chửi bới om xòm. Lúc này tôi mới tiến lại chỗ người phụ nữ mới biết là anh thanh niên túm cổ áo tôi lúc nãy là con của bà và nói với bà“ bà đừng chửi con bà xuống đây làm như ăn cướp” thì bà ta nói “gia đình bây có cái chi mà con tau ăn cướp ăn trộm” sau đó tôi nói “bà mà nói thế tôi báo công an” thì bà ta thách thức rằng “tau thách mày báo công an, tau hầu cho” lúc này tôi quay lại nói với anh thanh niên“mày chở bà xuống đây làm gì” anh ta nói “tôi xuống tìm em tôi nếu nó còn ở đây thì tôi sẽ đánh nó” thì tôi nói “ tụi nó về hết rồi” và tôi đi vào đóng cửa lại. Sau vài ngày tôi được công an xã mời lên để giải quyết sự việc (do bà ta viết đơn kiện).

Sau 4 lần được mời lên xã và huyện, công an đọc lệnh bắt giam con tôi 3 tháng. Vậy xin luật sư tư vấn giúp tôi. Và cho tôi hỏi: Như vậy có được xem là xâm nhập gia cư bất hợp pháp hay không? Đập vỡ cửa kính và uy hiếp tôi thì phạm phải luật gì? Điều mấy trong BLHS? Con tôi tự vệ như vậy có được xem là quá giới hạn cho phép hay không? Trong hoàn cảnh như trên thì chỉ bắt giữ người tự vệ thôi hay bắt giữ cả 2 thanh niên kia nữa. Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty luật Minh Gia. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội xâm phạm chỗ ở của công dân như sau:

“Xem trích dẫn quy định tại phần (1)”.

- Hành vi khách quan của tội phạm này biểu hiện dưới dạng các hành vi sau:

+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác: Tự ý vào chỗ của một người hoặc một hộ gia đình cư trú, sinh hoạt khám xét nhằm tìm kiếm chứng cứ đồ vật, tài sản… mà không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền, không tuân thủ thủ tục do pháp luật quy định trong việc khám xét chỗ ở hoặc có lệnh của người có thẩm quyền nhưng lại không có căn cứ để khám xét theo quy định của pháp luật.

+ Hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ là hành vi dùng bạo lực đuổi một người hoặc một hộ gia đình phải rời khỏi chỗ ở của họ mà không có quyết định hợp pháp của các cơ quan có thẩm quyền.

+ Các hành vi khác trái pháp luật xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như: tự ý mở khóa vào nhà, lấn chiếm chỗ ở của công dân…

Chính vì thế, việc thanh niên vào nhà bạn chưa được coi là hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác.

- Về hành vi đập cửa và uy hiếp tinh thần:

Theo quy định tại Điều 178 BLHS 2015 sửa đổi năm 2017 thì nếu thanh niên kia phá hủy cánh cửa nhà bạn, gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì có thể phạm tội: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. 

- Về giới hạn cho phép phòng vệ chính đáng: Căn cứ vào Điều 22 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, về phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm). 

Thứ hai, về phía người phòng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm. Người kia gây tổn hại về sức khỏe cho bạn và sau đó bạn cũng gây tổn hại về sức khỏe lại cho người đó.

Thứ ba, hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù mức thương tích bạn gây ra cho người kia lớn hơn mức thương tích bạn phải chịu nhưng điều này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe đang bị đe dọa của mình.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo