Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư bào chữa tội vi phạm quy định về cạnh tranh theo Bộ luật hình sự 2015

Cạnh tranh là tính chất cơ bản của thị trường, việc cạnh tranh sẽ tạo điều kiện để thị trường phát triển, từ đó kéo theo sự phát triển của kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế đương có phát sinh các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm các quy định về cạnh tranh gây ảnh hưởng đến thị trường. Vậy câu hỏi đặt ra là các hành vi nào được xác định là vi phạm về cạnh tranh và khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như có cần thiết thuê luật sư bào chữa khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.

1. Quy định pháp luật về tội vi phạm quy định về cạnh tranh

Tội vi phạm quy định về cạnh tranh được quy định tại Điều 217 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), là một trong các tội thuộc mục tội phạm xâm phạm về trật tự quản lý kinh tế. Cụ thể như sau: 

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

b) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;

c) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền;

d) Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên;

đ) Gây thiệt hại cho người khác 5.000.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

>> Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Hotline: 0902.586.286

Từ quy định trên có thể xác định hành vi phạm tội này theo quy định bao gồm:

- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Dấu hiệu của tội vi phạm quy định về cạnh tranh nằm ở mục đích hành vi của chủ thể phạm tội. Chủ thể phạm tội phạm tội cố tình xâm phạm đến quyền tự do cạnh tranh một cách hợp pháp của các doanh nghiệp trên thị trường, ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp.

Chủ thể phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt sau đây tùy theo mức độ nghiêm trọng cũng như chủ thể thực hiện tội phạm. Cụ thể như sau: 

+ Đối với cá nhân phạm tội, bao gồm 02 khung hình phạt chính: 

- Khung 1: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều này; 

- Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

+ Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, bao gồm 02 khung hình phạt chính: 

- Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều này; 

- Khung 2: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.  

2. Lí do cần thuê Luật sư bào chưa tội vi phạm quy định về cạnh tranh

Luật sư bào chữa sẽ giúp bạn giải thích cho bạn các quy định liên quan đến cạnh tranh, cung cấp cho bạn các lựa chọn pháp lý, hướng dẫn bạn trong quá trình giải quyết tranh chấp và giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất có thể.

Khi thuê luật sư, bạn cũng sẽ có thể giảm thiểu chi phí pháp lý trong tương lai bằng cách tuân thủ các quy định về cạnh tranh và tránh vi phạm những quy định này.

3. Quy trình Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia

Bước 1: Luật sư tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc về hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh.

Bước 2: Phân tích, đánh giá nội dung, hồ sơ sự việc, xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và các vấn đề liên quan khác.

Bước 3: Tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật nhằm chứng minh có hành vi vi phạm hay không nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng, gửi hồ sơ đến các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng, bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

4. Phương thức liên hệ Luật sư bào chữa tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua một trong các cách thức sau:

Cách 1: Liên hệ qua Hotline: 0902.586.286

Cách 2: Gửi thông tin qua Email: lienhe@luatminhgia.vn

Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

 

 

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo