Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư bào chữa Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc

Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc là hành vi của người liên quan đến quản lý hồ sơ vụ án đã cố ý làm sai lệch nội dung hồ sơ đó, khiến cho quá trình điều tra, tố tụng gặp nhiều khó khăn, có thể dẫn đến sai lầm trong phán quyết và xử lý. Hiện nay, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc tại Điều 375. Vậy quy định pháp luật về tội này như thế nào? Các dấu hiệu cấu thành tội phạm và chế tài hình phạt áp dụng ra sao? Trong bài viết dưới đây, Luật Minh Gia sẽ cung cấp những kiến thức liên quan về tội này.

1. Quy định về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc

Điều 375 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc như sau:

Điều 375. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc

1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;

c) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;

b) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;

c) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

>> Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Hotline: 0902.586.286

2. Cấu thành tội Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc:

- Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này được quy định là chủ thể đặc biệt, là những người có liên quan đến quản lý hồ sơ vụ án, vụ việc. Những người đó được Điều 375 liệt kê bao gồm: Điều tra viên; kiểm sát viên; thẩm phán; hội thẩm; thư lý tòa án; người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp (như thẩm tra viên của các tòa án); người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

- Khách thể:

Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

- Mặt khách quan:

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi thê,, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đọn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc.

Tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc ở đây được hiểu là tài liệu vật chứng của các vụ án, vụ việc đã được cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án thụ lí để giải quyết như vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính,...

Hành vi khách quan của tội này là hành vi can thiệp vào tài liệu, vật chứng theo hướng làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc. Điều 375 đã liệt kê những thủ đonaạ can thiệp thông thường như là:

+ Thêm tài liệu (như giấy chứng nhận các loại, biên bản lấy lời khai,...), vật chứng (như công cụ phạm tội,...);

+ Bớt tài liệu, vật chứng;

+ Sửa đổi tài liệu (sửa giấy chứng thương, sửa biên bản lấy lời khai...), sửa đổi vật chứng;

+ Đánh tráo tài liệu, đánh tráo vật chứng (thay tài liệu, vật chứng đang có trong hồ sơ bằng tài liệu, vật chứng giả);

+ Hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng;

Hành vi can thiệp vào tài liệu, vật chứng được chủ thể thực hiện trên cơ sở đã được giao tài liệu, vật chứng để nghiên cứu hoặc bảo quản.

Bên cạnh đó, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các thủ đoạn như: thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án thì coi như tội phạm đã hoàn thành, bất kể kết quả giải quyết vụ án như thế nào đều không có ý nghĩa đến việc định tội đối với người phạm tội.

- Mặt chủ quan:

Lỗi của người phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc là lỗi cố ý.

3. Hình phạt đối với Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc​:

Điều 375 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định chế tài về Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc với 3 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung bao gồm:

- Khung hình phạt cơ bản được quy định là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Hai khung hình phạt tăng nặng được quy định là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm và từ 10 năm đến 15 năm.

Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quy định là:

+ dấu hiệu về hình thức phạm tội (đồng phạm có tổ chức);

+ dấu hiệu về hậu quả của tội phạm (hậu quả vụ án, vụ việc bị giải quyết sai lệch;

+ hậu quả thiệt hại về tài sản;

+ hậu quả kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;

+ hậu quả làm người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại hoặc đương sự tự sát.

- Khung hình phạt bổ sung bắt buộc được quy định là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Quy trình Luật sư bào chữa

Luật Minh Gia tiến hành giải quyết yêu cầu của khách hàng về dịch vụ này theo từng bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc.

5. Phương thức liên hệ luật sư tham gia bào chữa

Để sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia, quý khách có thể liên hệ qua các hình thức sau:

- Qua Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286

- Hoặc Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn  

- Hoặc đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo