Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tội không tố giác tội phạm

Tội không tố giác tội phạm được quy định cụ thể về hành vi vi phạm, cấu thành tội phạm và khung hình phạt, cụ thể như sau:


8to-giac-toi-pham-jpg-11082014112741-U16.jpg
Không tố giác tội phạm xử lý thế nào?

 

* Cơ sở pháp lý: Điều 314 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009)

 

Điều 314.Tội không tố giác tội phạm 

 

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 

3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

 

* Cấu thành tội phạm

 

- Chủ thể:

 

Chủ thể của tội phạm này cũng không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này chỉ là tội phạm ít nghiêm trọng. Do đó theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.

Tuy nhiên, không phải cứ đủ 16 tuổi trở lên đều là chủ thể của tội phạm này mà theo quy định tại khoản 2 của điều luật thì người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng, còn đối với các tội phạm khác họ không phải là chủ thể của tội phạm.

 

- Hành vi khách quan:

 

Không tố giác tội phạm là hành vi của một người biết rõ một tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác với cơ quan có thẩm quyền.

 

Như vậy hành vi khách quan của tội này được thể hiện dưới dạng không hành động, cụ thể là biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 (của Bộ luật hình sự) đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác với cơ quan có thẩm quyền.

 

- Lỗi:

 

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

 

* Hình phạt:

 

Người phạm tội không tố giác tội phạm sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 

Đối với người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng, bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 

Nếu người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt

 

Trân trọng!

CV - Trần Thị Thu Cúc - Công ty luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo