Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư bào chữa tội gây ô nhiễm môi trường

Môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống và phát triển của tất cả các loài sinh vật trên hành tinh. Nó cung cấp nguồn nước, không khí, thực phẩm và cung cấp các điều kiện tồn tại cho các hệ sinh thái. Môi trường cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường quan trọng như quyền lợi kinh tế và xã hội. Hành vi gây ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn hàng ngàn hệ lụy khác về hệ sinh thái và khí hậu. Hậu quả ngiêm trọng nhất của tình trạng ô nhiễm môi trường là biến đổi khí hậu. Hiện nay, bảo vệ môi trường đã và đang trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, hành vi gây ô nhiễm môi trường cần phải được xử lý theo quy định pháp luật để đảm bảo rính răn đe, giáo dục cho nhiều đối tượng khác.

 1. Quy định pháp luật về tội gây ô nhiễm môi trường

Tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội gây ô nhiễm môi trường như sau: 

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

b) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 kilôgam đến dưới 1.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Xả thải ra môi trường từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

d) Xả thải ra môi trường 500 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 300 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

e) Thải ra môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 100.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam hoặc từ 70.000 kilôgam đến dưới 100.000 kilôgam nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

h) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 200 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ.

[...]

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm."

Từ quy định trên có thể xác định các yếu tố cấu thành cơ bản của tội gây ô nhiễm môi trường như sau: 

* Về khách thể của tội phạm: Đây là tội phạm thuộc nhóm tội phạm về môi trường. Tội gây ô nhiễm môi trường xâm phạm đến các quy định pháp luật bảo vệ môi trường được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật liên quan. Đối tượng tác động trực tiếp của tội phạm này là môi trường. 

* Về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường các loại chất thải được quy định. Tuy nhiên, hành vi này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đạt ngưỡng lượng chất thải được quy định tại Khoản 1 Điều 235 BLHS. Ngưỡng chất thải là khác nhau đối với từng loại chất thải và thông số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

* Về mặt chủ quan của tội phạm: Người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý. Khi thực hiện hành vi thải vào môi trường các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ người phạm tội không cố ý nhưng sau khi đã bị xử phạt hành chính, họ vẫn cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và dấu hiệu này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nên tội phạm này phải được coi là do cố ý.

* Về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của hành vi gây ô nhiễm môi trường không phải là chủ thể đặc biệt. Người đủ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi phạm tội được quy định tại khoản 1 điều 235 BLHS 2015 thì đều có thể trở thành chủ thể của Tội gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra theo quy định của BLHS 2015 thì Pháp nhân thương mại phạm tội gây ô nhiễm môi trường cũng có thể bị xử lý hình sự về tội danh này.

 * Về hình phạt: Khi đã có đầy đủ yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý rừng, chủ thể thực hiện tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và chủ thể phạm tội. Cụ thể như sau:

+ Đối với cá nhân phạm tội, bao gồm 03 khung hình phạt chính: 

- Khung 1: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều này;

- Khung 2: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Khung 3: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều này;

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung, bao gồm: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.  

+ Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, bao gồm 04 khung hình phạt chính: 

- Khung 1: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều này;

- Khung 2: Phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Khung 3: Phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều này;

- Khung 4: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 BLHS. 

Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung, bao gồm: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

2. Quy trình Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia

Tại Luật Minh Gia, quy trình Luật sự tiến hành bào chữa theo yêu cầu của khách hàng được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc về hành vi gây ô nhiễm môi trường (Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

3. Phương thức liên hệ Luật sư bào chữa tội

Cách 1: Liên hệ Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286

Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn

Cách 3: Đến trực tiếp văn phòng để yêu cầu hỗ trợ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo