Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Sản xuất tàng trữ vận chuyển buôn bán hàng cấm phạm tội gì?

Quy định của pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm cụ thể như sau:

a) Cơ sở pháp lí

Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “1.  Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán  hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn  hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại  các Điều  193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236  và 238 của Bộ luật này, thì  bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3.  Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn  hoặc thu lợi bất chính  đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ  tám năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm nă

hang-cam-jpg-04082014104605-U16.jpg

Hàng cấm

b) Cấu thành tội phạm

- Hành vi phạm tội bao gồm 4 hành vi là: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh.

- Đối tượng tác động: hàng cấm

- Chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định

- Lỗi: cố ý trực tiếp

- Mục đích: thu lợi nhuận bất hợp phá

Các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm chỉ bị coi là tội phạm khi hàng cấm có số lượng lớn, thu lợi nhuận bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xóa án tích về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các Điều 153, 154, 156, 157, 158, 159, 161 BLHS

c) Giải thích

“Hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam”(khoản 6 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP)

- Sản xuất hàng cấm: là hành vi làm ra hàng cấm với nhiều hình thức khác nhau như chế biến, chế tạo, sao chép… Ngưởi phạm tội có thể tham gia toàn bộ quá trình làm ra hàng cấm hoặc chỉ một công đoạn trong toàn bộ quá trình.

- Tàng trữ hàng cấm: người phạm tội cất giữ trái phép hàng cấm trong người, nơi ở, nơi làm việc hoặc ở một nơi nào đó…

- Vận chuyển hàng cấm: là hành vi đưa hàng cấm từ địa điểm này tới địa điểm khác bằng các hình thức khác nhau.

- Hành vi buôn bán hàng cấm: là hành vi mua đi, bán lại hàng cấm dưởi bất kì hình thức nào nhằm mục đích thu lợi.

d) Hình phạt

- Thực hiện một trong các hành vi được quy định ở khoản 1 “bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 thì “bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”

- Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn thì “bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm” ( khoản 3)

Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến ba năm.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo