Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Người chưa thành niên vi phạm luật Giao thông hình phạt thế nào?

Em chào các anh chị luật sư ạ! Cho em hỏi về phạt vi phạm giao thông đối với người chưa thành niên như sau ạ: Em A (tạm gọi là em gái em - 16 tuổi, điều khiển xe máy chở 3, 2 bạn đằng sau không đội mũ bảo hiểm, em A em có đội mũ đang điều khiển xe trên đường chính thì có 2 bác lớn tuổi đi từ trong ngõ đi ra và 2 xe va chạm dẫn tới tai nạn. Hai bác đó cũng không đội mũ và không có bằng lái xe. Sau tai nạn được đưa vào bệnh viện và chữa trị.

A và 2 bạn thì bị nhẹ hơn, còn bác trai nặng hơn tuy nhiên đã hồi phục trở lại.Em muốn hỏi là với em gái em là người cầm lái thì phải chịu trách nhiệm như nào a. Em rất mong nhận được câu trả lời từ phía anh chị.Em xin cảm ơn và chúc công ty mình ngày càng phát triển ạ!

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ quy định về độ tuổi tham gia giao thông như sau:

 

"Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xy lanh dưới 50cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên…"

 

Do đó, trước tiên cần xác định loại phương tiện mà em A sử dụng dẫn đến tai nạn và độ tuổi chính xác của em bạn tại thời điểm gây tai nạn để xác định trách nhiệm với em A. Em gái bạn và các bạn ngồi sau có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về một số hành vi như: chở quá số người, không đội mũ bảo hiểm,... Nếu em bạn từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; nếu em bạn đã đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

 

Ngoài ra, trong trường hợp em gái bạn đã đủ 16 tuổi mà vi phạm quy định về tham gia giao thông dẫn đến thiệt hại thuộc các trường hợp sau thì có thể bị truy cứu TNHS theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015.

 

"Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

 

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

 

a) Làm chết người;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

 

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

 

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;.."

 

Bên cạnh việc chịu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính tùy thuộc vời mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi thì em gái bạn có nghĩa vụ bồi thường ( nếu em gái bạn không đủ tài sản để bồi thường thì bố mẹ bạn phải bù phần còn thiếu)  cho người bị thiệt hại theo nguyên tắc tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

 

"Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

 

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

 

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

 

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

 

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình."

 

Như vậy, trước tiên gia đình bạn và bên bị hại có thể tự thỏa thuận về phương án bồi thường. Sau đó bạn cần xem xét tuổi của em gái bạn tại thời điểm gây tai nạn để xác định trách nhiệm đối với em gái bạn

 

>> Luật sư tư vấn thắc mắc luật Giao thông đường bộ, gọi: 1900.6169

 

--------------

Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn về việc bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông

 

Dạ. Chào Luật sư Minh Gia ạ. Nhờ các luật sư Minh Gia tư vấn giúp ạ. X tham gia giao thông nhưng không có bằng lái xe, xe đăng ký tên chị của X, xe cũng không có bảo hiểm. Khi tham gia giao thông X có đèo theo bạn nữa. Xe của X có va chạm với ô tô chạy cùng chiều. Và bạn X chết còn X chị bị thương. Xét nguyên nhân sai là do ô tô chạy lấn đường. Người lái ô tô đã đến nhà nạn nhân bồi thường và cam kết 2 bên không kiện cáo gì. Khi xảy ra tai nạn gia đình bên nạn nhân cũng không có ý kiện cáo hay đòi bồi thường gì.  Nhưng sau đó Gia đình nạn nhân cũng nói theo luật X phải bồi thường cho nạn nhân ạ. Mong luật sư Minh Gia tư vấn giúp ạ. Xin cảm ơn ạ.

 

Trả lời: Chào ban, đối với tình huống bạn nêu chúng tôi tư vấn như sau:

 

Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

 

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

 

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

...

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

 

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

 

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

 

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra."

 

Theo quy định trên thì trường hợp không có lỗi chỉ được xem xét giảm mức bồi thường thiệt hại.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo