Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu đơn xin tạm hoãn chấp hành hình phạt tù

Luật sư tư vấn về việc soạn thảo mẫu đơn xin tạm hoãn chấp hành hình phạt tù. Bao gồm các thông tin về tội danh, hình phạt, lý do xin hoãn thi hành án và các nội dung pháp lý liên quan.

1. Tạm hoãn chấp hành hình phạt tù theo quy định pháp luật

Hoãn chấp hành hình phạt tù là việc người phạm tội được cơ quan có thẩm quyền cho phép chưa cần phải thực hiện hình phạt tù vì những lý do nhất định. Việc người phạm tội được hoãn phạt tù thể hiện sự khoan hồng, bao dung của pháp luật vì việc người phạm tội khi phải chấp hành hình phạt tù không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chính người đó mà còn ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh của họ.

Vậy trường hợp nào được hoãn chấp hành án phạt tù và cách thức soạn thảo đơn xin tạm hoãn chấp hành hình phạt tù như thế nào ? Nếu bạn gặp vấn đề này cần tư vấn, hỗ trợ, bạn hãy liên hệ công ty Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Các trường hợp được hoãn phạt tù ;

+ Mẫu đơn xin tạm hoãn chấp hành hình phạt tù ;

+ Nội dung, thông tin của đơn ;

2. Mẫu đơn xin tạm hoãn chấp hành hình phạt tù

------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------

ĐƠN XIN HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ X

Tôi tên là: Lê Văn A, sinh năm: ................................................................................

CMND số: 0123456789 ngày cấp: 01/01/01 nơi cấp: Công an tỉnh...............................

HKTT tại: Thôn ........., xã ............., huyện ............., tỉnh .........................................

Tại bản án hình sự phúc thẩm số………../ ngày…….tháng……..năm………của Toà án Nhân dân tỉnh X đã tuyên phạt tôi 14 tháng tù giam về tội “Đánh bạc”, thời hạn tù tính từ ngày chấp hành bản án.  

Nay tôi làm đơn này, đề nghị Toà án Nhân dân X cho tôi được hoãn chấp hành hình phạt tù theo bản án nêu trên vì:

Thứ nhất: Gia đình tôi có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, các con tôi còn quá nhỏ, bản thân tôi là trụ cột và là lao động chính của gia đình.

Thứ hai: Hiện tại tôi đang mắc phải căn bệnh HIV/AIDS hiểm nghèo và bệnh viêm gan C mãn tính. Từ năm 2008 cho đến nay, tôi đang tiến hành điều trị ARV theo phác đồ tại Phòng khám ngoại trú VAAC-CDC USA của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Để kéo dài sự sống, tôi phải đến phòng khám mỗi tháng một lần và uống thuốc ARV hằng ngày.

Chính vì vậy, tôi xin đề nghị Quý tòa cho được hoãn hình phạt tù để tôi có điều kiện chữa bệnh tốt hơn và có thể kéo dài sự sống.

Tôi xin cam kết sẽ thực hiện đầy đủ những quy định đối với người bị kết án tù được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG, XÃ:


 

 

Tỉnh X, ngày...... tháng......năm 2013

 

 

Lê Văn A

------

3. Quy định về việc thay đổi biện pháp tạm giam

Câu hỏi:

Anh A bị tạm giam theo lệnh 3 tháng. Đến thời điểm 2 tháng thì cơ quan điều tra có gửi hồ sơ xin thay đổi biện pháp tạm giam, kèm đơn bảo lãnh của gia đình nhưng không được viện kiểm sát phê chuẩn. Vạy tôi muốn hỏi luật sư: trong trường hợp này viện kiểm sát xử lý như vậy có đúng không. Và gia đình anh A phải làm thế nào để xin được tại ngoại. Xin sự tư vấn của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Làm sao để thay thế biện pháp tạm giam theo quy định pháp luật

Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng quy định:

Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

Trong trường hợp này cần xác định về việc nếu như đã bị tạm giam 3 tháng nhưng tới tháng thứ 2 thì cơ quan điều tra thay đổi biện pháp ngăn chặn nhưng viện kiểm sát không đồng ý thì cần làm rõ lý do họ không đồng ý lúc này là gì, vì nếu lý do họ không phê duyệt là do việc ngăn chặn khi thấy việc hủy bỏ vẫn cần thiết hoặc thuộc một trong các trường hơp trên thì họ không đồng ý vẫn phù hợp với quy định pháp luật còn nếu họ chưa có lý do phù hợp thì gia đình cần yêu cầu để làm rõ lý do để đánh giá việc họ xử lý có phù hợp hay không?

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo