Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Khám xét theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Khám xét người và khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện được quy định cụ thể tại Điều 194, điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, chi tiết như sau:

 

Khám xét người

1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.

Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.

2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.

3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.

 

Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện

1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.

4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.

Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.

5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.

 

------------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến qua tổng đài: 1900.6169 như sau:

 

Câu hỏi - Vay tiền không có khả năng trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay thuộc Dân sự?

 

Xin chào luật sư. Luật sư tư vấn giùm mình chuyện này nhé! Hiện nay mình có làm hợp đồng vay máy tính để kinh doanh với bên A, lúc đầu thì mình vẫn trả lãi đầy đủ, nhưng do làm ăn thua lỗ nên không thể trả được và số nợ còn thiếu lại là 250 triệu ( mình mượn máy tính và cũng bán máy đi để trả lãi, hiện giờ không còn máy nào ). Nếu mình không có khả năng trả khi bị kiện ra toà thì sẽ xử lí như thế nào ạ ? Có ảnh hưởng đến gia đình bố mẹ mình không ( khi mình làm họ không biết ). Bên A đã làm đơn lên công an, mình đã lên trình diện và họ nói nếu không thoả thuận được hoặc mình không trả thì sẽ bị từ 12 năm tù đến chung thân, có đúng như vậy không luật sư ? Nếu đi tù thì mình có cần phải trả nợ không ạ ( mình không có ý định bỏ trốn ) Trước khi kiện thì bên mình cũng thoả thuận rằng 1 tháng trả 3 triệu, nhưng đến tháng thì mình lại không có tiền trả. Cảm ơn luật sư rất nhiều ạ.

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

 

>> Vay tiền không có khả năng trả có phạm tội không?

 

>> Không trả nợ có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

 

>> Vay tiền không có khả năng trả có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo