Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định thế nào?

Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định 22 (hai mươi hai) tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 51 và 15 (mười lăm) tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 52. Cùng với đó là các điều kiện khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cụ thể nội dung phân tích và tư vấn như sau:

1. Tư vấn về các tình giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định một mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội. Để có thể quyết định một mức hình phạt phù hợp tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì cần hiểu rõ và đảm bảo việc áp dụng mang tính trừng phạt, răn đe nhưng đồng thời mang tính giáo dục, cảm hóa đối với người phạm tội.

Nếu bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật;

+ Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật;

+ Điều kiện áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;

+ Hậu quả pháp lý khi áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi, bên cạnh đó bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết mà Luật Minh Gia tư vấn sau đây:

2. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe doạ hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự 2015 quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

-------

3. Một số câu hỏi về tình tiết giảm nhẹ và tội danh hình sự

- Hỏi tư vấn về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi. Tôi có người em trai. Khi say rượu có va chạm đánh nhau với một nhóm thanh niên. Em tôi có chạy vào một quán ăn lây một con dao chém vào một người. Và em tôi về nhà. Và không biết gì về vụ đánh nhau nữa. Khoảng 10 tháng sau em tôi bi Công an quận bắt giữ. Và bị khởi tố với tôi danh: cố ý gây thương tích Điều 104 khoản 3 (vì bị hại mất 32 % sức khoẻ) khi gia đình tôi biết chuyện đã đến và chia sẻ chăm sóc bồi thường thiêt hại cho người bi hại. Vì vậy người bị hại xét thấy đây chỉ là bộc phát và không thù hằn gì nhau. Và cũng đã nhận được bồi thường thiêt hại thoả đáng nên đã rút đơn tố cáo. Về nhân thân em tôi. Chưa tiền án tiền sự. Gia đình chất phát làm ăn lương thiện. Gây án trong trường hợp say rượu. Vì vậy cho tôi hỏi Luật sư em tôi sẽ bị xử vào khoản và Điều nào của pháp luật. Người bị hại đã rút đơn tố cáo thì sẽ được giảm thế nào? Kính mong Luật sư trả lời tư vấn giúp tôi và gia đình xin chân thành cảm ơn nhiều.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp của em bạn không thuộc vào trường hợp quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại thì em bạn vẫn chịu trách nhiệm hình sự trước tội danh đang được Công an khởi tố.

Thứ hai, Bộ luật Hình sự có quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

“Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

A) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

C) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

D) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

Đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

E) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

G) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

H) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

I) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

K) Phạm tội do lạc hậu;

L) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

M) Người phạm tội là người già;

N) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

O) Người phạm tội tự thú;

P) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

Q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

R) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

S) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt”.

Đồng thời tại điểm c Mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của BLHS năm 1999 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 01/2000), Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn các tình tiết sau đây được coi là các tình tiết giảm nhẹ khác:

“- Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:

- Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;

- Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;

- Người bị hại cũng có lỗi;

- Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;

- Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;

- Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;

- Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.

Ngoài ra, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, chúng tôi xét thấy chỉ có một tình tiết giảm nhẹ: người bị hại được bồi thường thiêt hại thoả đáng và đã rút đơn tố giác. Còn đối với tình tiết: Chưa tiền án tiền sự; Gây án trong trường hợp say rượu không được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chưa tiền án tiền sự chỉ được áp dụng là tình tiết giảm nhẹ khi phạm tội ít nghiêm trọng.

Tại Điều 47 Bộ luật hình sự có quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự như sau:

"Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”.

Trường hợp của em bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:

“Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”.

Về hình hình phạt tù đối với trường hợp của em bạn có thể chỉ phải chịu phạt tù 5 năm trong khung hình phạt về tội đã được Công an khởi tố như trên: “bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”.

---

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định thế nào?

Câu hỏi:

Em xin gửi lời chào đến luật Minh Gia và nhờ các anh chị tư vấn giúp em ạ. Trường hợp của em như sau. Em có góp vốn làm ăn với một người bằng hình thức mua xe tải chung để chạy hàng, nhưng trong quá trình hoạt động thời gian là hai năm người đó chạy hàng không không Thông báo lời lãi của chiếc xe thời gian gần đây vì muốn giải quyết gọn nhẹ.

Em có chuyển cho người đo 78tr để mua lại chiếc xe đó. Nhưng khi chuyển tiền xong người đó lại không giao xe và đánh xe đi chỗ khác và không làm thủ tục để chuyển nhượng lại xe, gọi điện không nghe máy. Em muốn hỏi nếu bây h em khởi kiện thì người đó sẽ bị sử lý theo pháp luật với tội danh gì và mức phạt ra sao? Xin chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được lời tư vấn của anh chị ạ.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Phân tích về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

>> Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định Luật Hình sự

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo