Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại

Lâu nay, khi nhắc đến các tranh chấp nói chung và tranh chấp thương mại nói riêng, chúng ta thường nghĩ ngay tới Tòa án. Tuy nhiên, bên cạnh Tòa án, hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng quy định một thương thức giải quyết tranh chấp thương mại có tính hiện đại, mang lại hiệu quả cao - Trọng tài thương mại.Vậy những trường hợp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài? Phương thức giải quyết ra sao? Luật Minh Gia tư vấn nội dung này như sau:

1. Luật sư tư vấn về thẩm quyền của trọng tài thương mại.

Tòa án là cơ quan có chức năng xét xử, phân định đúng sai, đem lại công bằng cho các chủ thể và phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án được coi là có hiệu quả và triệt để nhất. Tuy nhiên ngày nay các bên tranh chấp thường ưu tiên việc lựa chọn Trọng tài bởi phương thức này dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Pháp luật hiện hành quy định các trường hợp được phép giải quyết thông qua hình thức Trọng tài thương mại và cách thức giải quyết.

Nếu bạn đang có vướng mắc về nội dung này nhưng chưa có thời gian để tự mình tìm hiểu các quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ ngay với Luật Minh Gia để được giải đáp thắc mắc.

Để được tư vấn pháp lý các quy định pháp luật về thẩm quyền của trọng tài thương mại, bạn liên hệ với Luật Minh Gia bằng cách gửi mail hoặc gọi điện trực tiếp tới tổng đài 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Các quy định pháp luật về thẩm quyền của trọng tài thương mại.

Theo quy định tại Luật trọng tài thương mại 2010 thì Thẩm quyền của trọng tài thương mại được hướng dẫn và quy định như sau:

Một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại khi có các điều kiện sau:

Thứ nhất, theo quy định tại điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010, thì tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; hoặc các tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Như vậy, chỉ các tranh chấp xảy ra trong các trường hợp nêu trên mới thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.

Thứ hai, theo quy định tại khoản 1 điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”. Do đó có thể thấy, điều kiện để một vụ tranh chấp được giải quyết bằng hình thức trọng tài thương mại chính là sự thỏa thuận của các bên, trọng tài thương mại chỉ có thể giải quyết các tranh chấp thương mại nếu các bên có tranh chấp thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này không thuộc vào các trường hợp vô hiệu theo quy định tại điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Như vậy, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nào được pháp luật quy định là tranh chấp thương mại, tranh chấp này phát sinh trong hoạt động thương mại giữa các bên (trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại), trừ trường hợp pháp luật quy định khác và các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Mặt khác, theo quy định tại điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Do đó, Khi các bên đã thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, họ trao cho hội đồng trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp và phủ định thẩm quyền xét xử đó của tòa án trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc các bên hủy thỏa thuận trọng tài.

Trân trọng!

Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo