Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về giám đốc hoặc tổng giám đốc

Quy định về giám đốc hoặc tổng giám đốc bao gồm tiêu chuẩn và điều kiện, quyền và nghĩa vụ, thù lao, lương… của giám đốc/tổng giám đốc trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần như sau:

1. Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp

Đối với các khách hàng đang có ý định thành lập doanh nghiệp thì việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Việc nắm được các quy định liên quan đến lĩnh vực mà mình đang quan tâm sẽ giảm thiểu được các rủi ro đáng tiếc xảy ra trong quá trình thành lập cũng như hoạt động bước đầu của doanh nghiệp.

Một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp đó là các quy định về các chức danh như giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, công ty TNHH…

Để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia theo các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

2. Quy định về giám đốc, tổng giám đốc

giam-doc-hoac-tong-giam-doc-jpg-11082012115308-U1.jpg

Quy định về giám đốc hoặc tổng giám đốc

 

I. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

1.  Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a)  Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b)  Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

2.  Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại mục 1 trên đây, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ.

II. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:

1.  Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

2.  Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

a)  Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;

b)  Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

c)  Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d)  Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;

đ)  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

e)  Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;

g)  Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

h)  Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;

i)  Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

k)  Tuyển dụng lao động;

l)  Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

1.  Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty có các nghĩa vụ sau đây:

a)  Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu công ty;

b)  Trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty; không được lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c)  Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty;

d)  Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

2.  Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.

Thù lao, tiền lương và thưởng Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

1.  Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương và thưởng cho thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.

2.  Thù lao, tiền lương của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

III. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần

1.  Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

2.  Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

3.  Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

a)  Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

b)  Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

c)  Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d)  Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

đ)  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

e)  Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

g)  Tuyển dụng lao động;

h)  Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

i)  Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.

4.  Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

1.  Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương cho Tổng giám đốc theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.

2.  Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thù lao, tiền lương và lợi ích khác Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả theo quy định sau đây:

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định.

3.  Thù lao và tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty, phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

III. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty TNHH 1 thành viên

1.  Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

2.  Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền sau đây:

a)  Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

b)  Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

c)  Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d)  Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;

đ)  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

e)  Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

g)  Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

h)  Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

i)  Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

k)  Tuyển dụng lao động;

l)  Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

-------------

>> Luật sư giải đáp thắc mắc luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6169

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến về Doanh nghiệp như sau:

Câu hỏi - Hỏi về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10%

Tôi có một số thắc mắc muốn nhờ Luật Minh Gia tư vấn giúp.Năm 2015 tôi bị truy thu 10% thúê cộng tác viên tại đơn vị tôi đang công tác do tôi chưa ký hợp đồng lao động.Tuy nhiên, tổng thu nhập thực tế cả năm của tôi chưa đến 108 triệu.Tôi đã có mã số thúê từ năm 2013 (có một đơn vị khác đã mạo danh tôi đăng ký mã số thúê).Trong trường hợp này, nếu tôi viết cam kết tôi chỉ có một nguồn thu duy nhất và tổng thu nhập dưới 108 triệu/ năm thì tôi có phải nộp 10% tiền thúê kia không? Xin cám ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với lao động làm việc dưới ba tháng

Như vậy, anh/chị có thể làm bản cam kết để tạm thời đơn vị đó chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Nội dung cam kết phải đúng sự thật, nếu gian lận thì tùy mức độ có thể bị xử lý phạt về hành vi gian lận thuế.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo