Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng

Nội dung mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng bao gồm thông tin về các bên tham gia hợp tác, nội dung dự án nhà hàng và địa điểm kinh doanh, vốn góp và phân chia lợi nhuận, các nội dung khác liên quan. Cụ thể như đín kèm trên đây:

 

mau-hop-dong-hop-tac-kinh-doanh-nha-hang-jpg-19072013112352-U1.jpg

Quy định về Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng

 

Mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, quý vị cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo ý kiến luật sư trước khi áp dụng vào thực tế.

 

Một số lưu ý pháp lý khi hợp tác kinh doanh:

Theo quy định của pháp luật thì hiện nay, có 2 phương thức hợp tác kinh doanh chính là: Hợp tác kinh doanh có thành lập pháp nhân mới và Hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới.

1. Hợp tác kinh doanh có thành lập pháp nhân mới

 

Các bên sẽ tiến hành thành lập mới một doanh nghiệp theo một loại hình phù hợp với quy định của pháp luật cũng như nhu cầu kinh doanh của các Bên.

Với phương thức hợp tác này, việc quản lý việc kinh doanh (nhà hàng, dịch vụ ăn uống) sẽ dựa chủ yếu trên tỷ lệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp mới của mỗi bên trên cơ sở các quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp mới. Đồng thời, việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới sẽ phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế, kế toán,.... Với tư cách là đồng chủ sở hữu doanh nghiệp mới này, bạn và Công ty này sẽ cùng có trách nhiệm với hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới

Trường hợp này có nhiều cách thức để tiến hành. Thông thường, các Bên sẽ xác lập một Hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC).

Trong đó, cần ghi nhận đầy đủ các nội dung về phương thức hợp tác, quyền, nghĩa vụ của các Bên, phương thức quản lý - điều hành kinh doanh, tỷ lệ góp vốn kinh doanh - tỷ lệ phân chia lợi nhuận - tỷ lệ gánh chịu thua lỗ... Khi Hợp đồng có hiệu lực, thì việc kinh doanh sẽ được tiến hành theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, trách nhiệm pháp lý của các Bên cũng sẽ được xác định theo Hợp đồng này.

Đối với Hợp đồng Hợp tác kinh doanh thì các Bên cần đặc biệt chú ý phải thỏa thuận chi tiết các vấn đề, tránh việc xảy ra tranh chấp hoặc nếu có thì cũng có biện pháp xử lý. Trong đó ngoài các loại tỷ lệ như đã nêu, thì việc hai Bên thỏa thuận được một phương thức điều hành hoạt động kinh doanh cũng là hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh. Các nghĩa vụ về thuế của các Bên sẽ do các Bên tự mình chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

 

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo