Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chiến lược quản lý rủi ro cho doanh nghiệp

Mọi doanh nghiệp hoạt động đều hướng tới mục tiêu tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại giá trị tăng thêm cho những đối tác bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với hoạt động của mình.

Để có thể đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp thường xây dựng cho mình chiến lược hoạt động cùng hàng loạt những chương trình, kế hoạch để thực thi những chiến lược đã được đề ra.

- Xây dựng chính sách và chiến lược quản lý rủi ro trong doanh nghiệp;

- Thiết kế định hướng quản lý rủi ro ở cấp độ chiến lược và chức năng;

- Xây dựng văn hóa nhận thức về rủi ro trong doanh nghiệp trong đó có việc đào tạo về quản lý rủi ro trong doanh nghiệp;

- Xây dựng chính sách và tổ chức quản lý rủi ro nội bộ đối với các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp;

-  Thiết kế và rà soát quy trình quản lý rủi ro;

- Điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến vấn đề quản lý rủi ro trong doanh nghiệp;

- Xây dựng các quy trình ứng phó với rủi ro trong đó có các chương trình dự phòng và duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên;

- Chuẩn bị báo cáo về quản lý rủi ro đệ trình hội đồng quản trị và các đối tác liên quan của doanh nghiệp.

Những dấu hiệu thường thấy để nhận biết một hệ thống quản lý rủi ro kém hiệu quả:

- Doanh nghiệp không xây dựng chính sách quản lý rủi ro;

- Doanh nghiệp không thực hiện  những nỗ lực để ngăn chặn rủi ro;

- Không có người chịu trách nhiệm quản lý rủi ro trong doanh nghiệp;

- Quản lý rủi ro không được xác định là vấn đề ưu tiên của doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp ít quan tâm đến rủi ro hoặc quan tâm quá muộn;

- Không có khuôn khổ đánh giá rủi ro thống nhất trong doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp không gắn kết quản lý rủi ro với những quy trình hay chuỗi giá trị của doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp thực hiện  việc quản lý rủi ro một cách rời rạc;

- Doanh nghiệp thực hiện quản lý rủi ro một cách thiếu tập trung;

- Công tác quản lý rủi ro ngày càng bị coi nhẹ trong doanh nghiệp;

- Không có sự đồng nhất trong cách diễn đạt ngôn ngữ rủi ro trong doanh nghiệp;

- Thiếu sự trao đổi thông tin về rủi ro trong doanh nghiệp.

Mục tiêu hoạt động của quản lý rủi ro doanh nghiệp?

Quản lý rủi ro doanh nghiệp có mục đích hoạt động là bảo vệ và đóng góp những giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp và các đối tác liên quan của doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua những nội dung cơ bản sau thể hiện tác dụng của quản lý rủi ro doanh nghiệp:

- Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tương lai có tính nhất quán và có thể kiểm soát;

- Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp;

- Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp;

- Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp;

- Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh doanh nghiệp;

- Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp;

- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo