Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm

Kháng nghị giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng phát sinh trong quá trình xét xử một vụ án dân sự. Trong đó thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm phát sinh sau khi Tòa án đã xét xử cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề và theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Tòa án xem xét giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm.

1. Luật sư tư vấn pháp luật dân sự

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì háng nghị giám đốc thẩm là hành vi tố tụng của chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ theo quy định của pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.

Thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự đối với bản thân các đương sự và đối với các cơ quan có thẩm quyền khi các kết luận trong bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm không phù hợp với quy định hoặc không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.

Tuy nhiên, kháng nghị giám đốc thẩm cũng cần tuân theo trình tự thủ tục nhất định do đó trước khi đề nghị thực hiện thủ tục này các đương sự cần nắm được các quy định pháp luật điều chỉnh. Bạn có thể thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline: 1900.6169. Chúng tôi có bộ phận luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ bạn tư vấn về các vấn đề liên quan đến vấn đề này.

2. Tư vấn thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm

Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm được pháp luật giới hạn trong phạm vi nhất định.

- Chủ thể kháng nghị: được quy định tại điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự

“1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện”

Căn cứ để các chủ thể này kháng nghị là dựa vào công tác giám đốc thẩm của ngành tòa án, khiếu nại của đương sự, tổng kết của nghành, công tác giám sát của Nhà nước, cơ quan tư pháp và từ các phương tiện thông tin đại chúng.

Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh những hậu quả không thể khắc phục được. Thời hạn hoãn thi hành án không quá 3 tháng kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án.

Tư vấn thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm

Tư vấn thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm

- Căn cứ kháng nghị: là cơ sở pháp lý để các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị dựa vào đó yêu cầu Tòa án xem xét lại vụ án bằng việc ra quyết định kháng nghị. Bao gồm:

Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Được hiểu là kết luận của Tòa án trong bản án, quyết định không đúng với bản chất của sự việc, không có sự đồng nhất với sự thật khách quan.

Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng: được hiểu là trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng của Tòa án đã không áp dụng đúng các quy định của luật tố tụng dân sự. Mức độ vi phạm phải là nghiêm trọng( vi phạm các nguyên tắc của luật tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự).

Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Được hiểu là Tòa án đã áp dụng sai luật nội dung vào giải quyết vụ án. Tòa án đã sử dụng những căn cứ dựa vào đó để kết luận vụ việc không đúng với bản chất sự việc đó.

- Thời hạn kháng nghị: Theo điều 288 Bộ luật tố tụng dân sự thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm kể từ ngày bản án quyết định có hiệu lực pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo