Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản trong tố tụng dân sự

Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

 

Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản

1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.

2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.

Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.

3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

c) Các bên thoả thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

4. Trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng định giá, định giá tài sản:

a) Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại Điều 52 của Bộ luật này không được tham gia Hội đồng định giá.
Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá;

b) Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá thì Tòa án yêu cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn thực hiện yêu cầu của Tòa án. Người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì Tòa án yêu cầu lãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cử người khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành định giá;

c) Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.

5. Việc định giá lại tài sản được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự.

 

---------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến qua tổng đài: 1900.6169 như sau:

 

Câu hỏi - Tranh chấp đất đai do bị hàng xóm lấn chiếm giải quyết và định giá thế nào?

 

Dạ thân chào luật sư. E gửi mail này kính mong được luật sư tư vấn cho gia đình em. Chuyện là tính tới thời điểm này gia đình em bán đất đã được gần 30 năm.  Phân lô bán cho người mua. Và đã cho người ta làm sổ đỏ. Tổng cộng bán 5 lô. Luật sư tư vấn giúp em nếu bên mua đã làm sổ đỏ rồi thì tại sao trong sổ nhà e vẫn còn 2 lô đất chưa cắt.? Trong khi gia đình em đã đưa sổ cho người mua đi cắt cùng 1 lượt rồi.  Mà tới bây giờ trong sổ vẫn còn 2 lô. Gia đình e không hiểu. Rồi bây giờ gia đình em phát hiện trong 5 lô đã bán đó có 1lô của người A lấn chiếm thêm đất của nhà em.( khoảng 40m2 đất) gia đình em muốn hỏi là có lấy lại phần đất mà người ta lấn của mình được ko? Mình bán người ta 9m chiều ngang mà ng ta làm ra tới 11m. Rất mong được luật sư tư vấn và hướng dẫn cách thức để gia đình em đòi lại quyền lợi của mình. Trân trọng cám ơn và chờ câu trả lời từ luật sư. Thân chào.

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

 

>> Tranh chấp về lấn chiếm đất đai

 

>> Giải quyết tranh chấp khi đất đai bị lấn chiếm

 

>> Tranh chấp đất đai do bị hàng xóm lấn chiếm giải quyết theo quy định thế nào?

 

Về việc phần diện tích đất đã chuyển nhượng và sang tên cho người khác nhưng trên GCNQSDĐ của gia đình anh/chị vẫn thể hiện phần đất đó thì anh/chị có thể liên hệ trực tiếp tới phòng đăng ký đất đai hoặc phòng tài nguyên môi trường của huyện để xem xét và giải quyết vấn đề này.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo