Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản?

Đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản là việc việc đăng ký các quyền đối với tài sản phát sinh từ giao dịch dân sự theo trình tự, thủ tục được quy định theo pháp luật

1. Khái niệm đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản.

Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. (Khoản 1 Điều 2 Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm).

Do vậy, đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản là việc việc đăng ký các quyền đối với tài sản phát sinh từ giao dịch dân sự theo trình tự, thủ tục được quy định theo pháp luật.

Thời điểm có hiệu lực của đăng ký được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:

“c) Trong trường hợp tài sản bảo đảm là các tài sản khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm nội dung của đơn yêu cầu đăng ký được nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.”

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản.

2.1  Quyền và nghĩa vụ của bên đăng ký thế chấp động sản.

Theo quy định của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm thì: bên đăng ký thế chấp có quyền và nghĩa vụ như sau:

2.1.1 Quyền của bên đăng ký

Bên đăng ký giao dịch bảo đảm là do sự thỏa thuận của các bên giao dịch bảo đảm nhưng thường là bên bảo đảm thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.

Do vậy, bên đăng ký giao dịch bảo đảm có quyền đăng ký giao dịch bảo đảm nếu đối tượng bảo đảm đó được quy định trong Điều 3 Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đối tượng đăng ký và Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 2 TT 05/2011/TT-BTP.

Bên đăng ký giao dịch bảo đảm có quyền đăng ký thay đổi nội dung giao dịch đã đăng ký trong một số trường hợp như: Rút bớt tài sản bảo đảm, yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm…(Điều 12 Nghị định 83/2010/NĐ-CP).

Ngoải ra, bên đăng ký giao dịch bảo đảm có quyền xóa đăng ký, khi có một trong các căn cứ như: chấm dứt nghĩa vụ được đảm bảo, xử lý xong toàn bộ tài sản được đảm bảo, thay thế hoặc hủy bỏ hoặc thay thế giao dịch bảo đảm đã đăng ký bằng giao dịch bảo đảm khác..(Điều 13 Nghị định 83/2010/NĐ-CP).

2.1.2 Nghĩa vụ của bên đăng ký thế chấp động sản.

Bên đăng ký giao dịch bảo đảm phải kê khai chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và kê khai đầy đủ các mục thuộc diện phải kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký; lập hồ sơ đăng ký đầy đủ và không được giả mạo giấy tờ. Thủ tục đăng ký phải tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 8, 9 Thông Tư 05/2011/TT-BTP.

Trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký có nội dung không đúng sự thật, không phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết, hồ sơ đăng ký có giấy tờ giả mạo mà gây thiệt hại thì người yêu cầu đăng ký phải bồi thường cho người bị thiệt hại; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Bên đăng ký giao dịch bảo đảm phải nộp lệ phí đăng ký. Việc nộp lệ phí đăng ký phải tuân thủ theo Điều 8 Nghị định 83/2010/NĐ-CP và Điều 12 TT 05/2011/TT-BTP về phương thức nộp phí, lệ phí.

2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đăng ký giao dịch bảo đảm.

2.2.1 Quyền của bên nhận đăng ký thế chấp động sản

Nguyên tắc được áp dụng trong quá trình đăng ký tại các Trung tâm là nguyên tắc đăng ký thông báo, nghĩa là cán bộ đăng ký thực hiện đăng ký trên cơ sở đơn yêu cầu đăng ký của khách hàng. Với nguyên tắc này, cán bộ đăng ký chỉ kiểm tra tính hợp lệ của đơn yêu cầu đăng ký và không chịu trách nhiệm về tính xác thực của giao dịch do các bên xác lập.

Trung tâm đăng ký có quyền từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ thuộc Khoản 1 Điều 11 NĐ 83/2010/NĐ-CP Về đăng ký giao dịch bảo đảm: không thuộc thẩm quyền đăng ký; hồ sơ đăng ký không hợp lệ; Người yêu cầu đăng ký không nộp lệ phí đăng ký hoặc không thanh toán lệ phí đúng thời hạn; Yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký giao dịch bảo đảm; Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký.

Khoản 1 Điều 4 TT 05/2011/TT-BTP quy định Trung tâm đăng ký có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm (những tài sản thuộc Điều 3 TT này, trong đó có động sản (trừ tàu bay, tàu biển)) theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức trong phạm vi cả nước, không phân biệt thẩm quyền theo địa giới hành chính nơi Trung tâm đăng ký đặt trụ sở.

2.2.2  Nghĩa vụ của bên nhận đăng ký thế chấp     

Với quy trình đăng ký hiện nay, các Trung tâm đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với một hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản. Tuy nhiên, quy trình đăng ký đó sẽ không tránh khỏi sự thiếu thống nhất giữa thông tin được kê khai trên đơn yêu cầu đăng ký với thông tin được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm. Để khắc phục hạn chế này, việc đăng ký được thực hiện chéo, nghĩa là giữa các cán bộ đăng ký có sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong quá trình nhập liệu. Mặt khác, để nâng cao trách nhiệm của cán bộ đăng ký, một trong những nguyên tắc được pháp luật quy định là cán bộ đăng ký phải chịu trách nhiệm vật chất nếu gây thiệt hại cho khách hàng.

Thực hiện việc đăng ký theo đúng thứ tự nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký (Khoản 2 Điều 4 NĐ 83/2010/NĐ-CP và Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 5 TT 05).

"Trong trường hợp từ chối đăng ký thì cơ quan đăng ký phải lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định pháp luật." (Khoản 2 Điều 11 NĐ 83).

Cơ quan đăng ký có trách nhiệm sửa chữa sai sót ngay khi phát hiện sai sót do lỗi của người thực hiện đăng ký và thông báo cho người yêu cầu đăng ký (Khoản 1 Điều 14 NĐ 83).

Khi cá nhân tổ chức có yêu cầu, Trung tâm có trách nhiệm cấp văn bản chứng nhận nội dung đăng ký, kết quả thông báo việc kê biên có xác nhận, cấp bản sao của văn bản chứng nhận nội dung đăng ký có xác nhận của Trung tâm( Điều 5 TT 05).

Công khai thông tin lưu trữ trong Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, thông báo cho các bên cùng nhận bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm...

Dịch vụ luật sư Luật Minh Gia cung cấp trong lĩnh vực dân sự:

- Luật sư tư vấn và đại diện giải quyết các tranh chấp về dân sự bao gồm:

Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; Tranh chấp về hợp đồng dân sự; Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; Tranh chấp về thừa kế tài sản; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Tranh chấp về quốc tịch; Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí và các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định. 

- Luật sư tư vấn và thực hiện các yêu cầu về dân sự gồm:

Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; Yêu cầu tuyên bố hoặc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết; Yêu cầu công nhận hoặc không nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự của Toà án nước ngoài và Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo