Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự

Kháng cáo là những thủ tục tố tụng sau khi có bản án, quyết định sơ thẩm nhằm xem xét lại nội dung của bản án hoặc quyết định của Tòa án sơ thẩm. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về việc kháng cáo vụ án dân sự? Đương sự cần làm gì để thực hiện thủ tục kháng cáo? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

Mục lục bài viết

1. Luật sư tư vấn về pháp luật dân sự

Kháng cáo là quyền của đương sự, người đại điện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện đối với vụ án đã xét xử sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Hệ quả của việc kháng cáo khiến cho những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo chưa có hiệu lực thi hành. Quyền kháng cáo có ý nghĩa quan trọng bởi đây là cơ sở cho việc xét xử của Tòa án cấp trên trực tiếp đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới. Đồng thời, kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp 1uật  và phát hiện, khắc phục kịp thời các thiếu sót, sai lầm về xét xử của Tòa án cấp dưới, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm... Tuy nhiên, có nhiều người đang lúng túng trong việc thực hiện các thủ tục kháng cáo. Vì vậy, bạn có các thắc mắc nào về vấn đề kháng cáo vụ án dân sự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự

mau-don-khang-cao-vu-an-dan-su-jpg-30062013073942-U1.jpg

Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự

Biểu mẫu trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, quý vị cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư trước khi áp dụng vào thực tế.

Mẫu số 01
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04 tháng 8 năm 2006  của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------

                                                                            ……, ngày….. tháng …… năm……

ĐƠN KHÁNG CÁO

Kính gửi: Toà án nhân dân (1)………………………………………………………………….

Người kháng cáo: (2)……………………………………………………….…………………..

Địa chỉ: (3) …………………………………………………………………..…..……………….

………………………………………………………………………………………………………

Là: (4)………………………….…………………………………………...............................

Kháng cáo: (5)……..……………………………………….…………….……......................

………………………………………………………………………………………………………

Lý do của việc kháng cáo: (6) ……………………………………………….…….................

………………………………………………………………………………………………………

Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây: (7) ………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có: (8)

1……………………………………………………………………………………………………..

2……………………………………………………………………………………………………..

3……………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………                          

 

Người kháng cáo (9)

(Ký tên hoặc điểm chỉ)

Họ và tên

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01:

(1) Ghi tên Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN); nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Toà án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).

(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân, thì ghi họ và tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).

(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).

(4) Ghi tư cách pháp lý của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố H theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm…).

(5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2006/DS-ST ngày 15-01-2006 của Toà án nhân dân tỉnh H).

(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.

(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.

(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1) bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) bản sao Giấy đòi nợ…).

(9) Nếu người kháng cáo là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ và tên của người kháng cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo, thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

(Ví dụ:              Người kháng cáo

                        Tổng Công ty X

 

Tổng Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

>> Luật sư tư vấn quy định về Kháng cáo, thủ tục kháng cáo gọi: 1900.6169

----------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến về vấn đề tranh chấp Dân sự như sau:

Câu hỏi - Người vay tiền không trả thì khởi kiện có đòi được không?

Chào luật sư Tôi có thắc mắc, muốn nhờ luật sư tư vấn hướng giải quyết. Mấy năm qua tôi có cho người bạn mượn tiền, vì là chỗ bạn bè nên cũng không viết giấy nợ gì, nhưng đến năm nay thì số tiền đã lên 400 triệu nên tháng 9/201x tôi có yêu cầu viết giấy nợ, trong đó tôi có yêu cầu ghi là thời gian trả tiền là khi nào tôi có yêu cầu trả là phải trả đầy đủ cho tôi. Nhưng hiện tại người bạn này của tôi không có khả năng chi trả, người này còn độc thân, nhưng khả năng cha mẹ hay anh chị em giúp đỡ trả nợ là rất thấp, tại không ai muốn giúp gánh nợ dùm người này. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi bây giờ làm sao để có thể lấy lại nợ? Nếu khởi kiện thì người bạn tôi sẽ ra sao? Còn tôi khả năng thu lại tiền sẽ ra sao?

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau

Nếu có căn cứ chứng minh về việc người bạn của bạn vay nợ nhưng đến thời hạn trả nợ theo thỏa thuận mà người đó vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bạn thì bạn có quyền gửi đơn đến Tòa án nhân dân quận (huyện ) nơi người đó đang cư trú để yêu cầu giải quyết. Sau khi đã có bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân về vấn đề buộc người bạn phải thanh toán số nợ gốc, nợ lãi ( nếu có ) cho bạn mà người này vẫn không tự nguyện thực hiện thì bạn có quyền gửi Đơn yêu cầu thi hành án đến Chi cục thi hành án dân sự để Chi cục thi hành án tiến hành kê biên , xử lý tài sản của người bạn bạn để thực hiện nghĩa vụ đối với bạn hoặc áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 như sau:

"Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định."

Thực tế bạn có nhận lại được toàn bộ số tiền mình đã cho vay hay không còn phụ thuộc vào khả năng thi hành án của người bạn kia. Nếu người bạn kia không còn bất kỳ một tài sản nào để kê biên, xử lý thi hành án thì có thể người bạn kia bị khấu trừ thu nhập hàng tháng để trả dần cho bạn.

Bên cạnh đó, người bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 nếu sau khi vay được tiền của bạn đã có một trong các hành vi như sau:

"Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. .."

Bạn có quyền trình báo sự việc đến cơ quan công an để được điều tra, xác minh vụ việc xem có dấu hiệu phạm tội hay không.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo