Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu Biên bản làm việc

Biên bản làm việc là gì? Nội dung biên bản làm việc bao gồm những thông tin gì? Bạn có thể tham khảo mẫu Biên bản làm việc của công ty Luật Minh Gia như sau:

1. Tư vấn về lập biên bản làm việc

Biên bản làm việc là một văn bản phổ biến trong các buổi trao đổi, bàn bạc, giải quyết vấn đề để ghi lại những nội dung cũng như quá trình làm việc giữa các bên. Biên bản này là căn cứ chứng minh các sự việc đã diễn ra, khi xem lại văn bản người đọc có thể theo dõi và nắm bắt được các thông tin cơ bản của buổi làm việc. Nội dung biên bản làm việc bao gồm thông tin về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, nội dung của buổi làm việc, ý kiến các bên tham gia và các vấn đề khác liên quan.

Do đó nếu bạn có thắc mắc về biên bản làm việc bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến biên bản làm việc, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn tham khảo thêm mẫu biên bản làm việc chúng tôi cung cấp sau đây để tìm hiểu thêm và áp dụng vào trường hợp của mình.

2. Mẫu Biên bản làm việc

CƠ QUAN/ĐƠN VỊ

  ------------------

Số: ............./BB-LAMVIEC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

BIÊN BẢN LÀM VIỆC

Hôm nay, hồi ..................giờ..............ngày.............tháng.............năm....................................

Tại...............................................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

1/.........................................................Chứcvụ:............................Đơn vị....................................

2/.........................................................Chức vụ:...........................Đơn vị....................................

Đã làm việc với:

1/Ông (bà):..........................................Năm sinh..........................Quốc tịch................................

Nghề nghiệp................................................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................................

Giấy CMND/Hộ chiếu số:....................Ngày cấp..........................Nơi cấp.................................

2/ Ông (bà):.........................................Năm sinh..........................Quốc tịch...............................

Nghề nghiệp...............................................................................................................................

Địa chỉ: .....................................................................................................................................

Giấy CMND/Hộ chiếu số:....................Ngày cấp..........................Nơi cấp................................

Nội dung làm việc:

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Biên bản kết thúc vào hồi …….giờ……...ngày………tháng……….năm…………..................

Biên bản được lập thành........bản; mỗi bản gồm..................tờ; có nội dung và giá trị như nhau. Đã giao cho.......................01 bản.

Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có)    

....................................................................................................................

.....................................................................................................................

......................................................................................................................

NGƯỜI THAM GIA LÀM VIỆC

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

-----------

3. Tham khảo tình huống luật sư tư vấn về biên bản sự việc

Câu hỏi - Quy định về chứng cứ trong vụ án hình sự và vụ án dân sự 

Chào luật sư, xin luật sư tư vấn giúp tôi một việc như sau: bố mẹ tôi sinh được 3 chị em, tôi là chị cả, năm 2009 hai em trai tôi có chung nhau mua 1 mảnh đất trị giá 1 tỷ( anh cả 60 phần trăm , em là 40 phần trăm) bìa đỏ thì 2 vợ chồng anh đứng tên, khi em yêu cầu anh ký giấy xác nhận thì anh tìm mọi lý do để không ký, thời gian này em trai cần tiền để làm ăn, đã đòi anh số tiền 400 triệu nhưng anh trai không trả, có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, sau đó em trai đã ghi âm toàn bộ các cuộc nói chuyện và anh trai đã xác nhận còn nợ tiền em, bên cạnh đó chúng tôi có rất nhiều người làm chứng , vậy tôi muốn hỏi luật sư : nếu kiện ra toà thì em trai út cần những bằng chứng gì nữa không ạ, tôi xin chân thành cảm ơn luật sư ạ-- Trân trọng cảm ơn.

Trả lời:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

".............

1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

2. Chứng cứ được xác định bằng:

a) Vật chứng;

b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

c) Kết luận giám định;

d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác."

Điều 93, 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

"Điều 93. Chứng cứ

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Điều 94. Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định."

Thông tin cung cấp chúng tôi chưa xác định được vụ việc sẽ liên quan đến vụ án hình sự hay vụ án dân sự, do vậy, chị có thể tham khảo các quy định trên để xem xét mình đang có những gì.

Chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo