Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Sau thời điểm mở thừa kế, để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người thừa kế có hai loại thủ tục là thủ tục khai nhận di sản hoặc thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Để tìm hiểu chi tiết về thủ tục khai nhận di sản thừa kế, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn như sau:

1. Tư vấn về thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết. Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Thủ tục khai nhận di sản thừa kế;

+ Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế;

+ Nơi có thẩm quyền tiến hành khai nhận di sản thừa kế;

+ Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi tư vấn pháp luật cho chúng tôi, bên cạnh đó bạn có thể tìm hiểu thêm tại tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn sau đây:

2. Thủ tục khai nhận di sản thửa kế theo quy định pháp luật

+ Các giấy tờ cần xuất trình

- Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người khai nhận di sản thừa kế.

- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.

- Một bản Sơ yếu lý lịch của một trong những người khai nhận di sản thừa kế (đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền).

- Giấy tờ về di sản thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm, đăng ký xe, cổ phiếu, cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác (nếu có).

- Di chúc hợp pháp (nếu có).

- Giấy uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản thừa kế (nếu có).

* Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký hợp đồng thì phải có uỷ quyền hợp pháp cho người được uỷ quyền (Người được uỷ quyền phải có CMND, hộ khẩu).

+ Trình tự công chứng:

- Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên. Nếu việc khai nhận di sản thừa kế có nội dung phức tạp hoặc liên quan tới khối tài sản lớn thì Công chứng viên thực hiện việc niêm yết thông báo thừa kế tại UBND phường trong thời hạn 30 ngày;

- Sau thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào (đã có xác nhận của UBND phường, xã) thì Công chứng viên lập Văn bản Khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế;

- Những người khai nhận di sản thừa kế đọc Văn bản, khi đồng ý với nội dung thì ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên;

- Công chứng viên ký công chứng Văn bản;

- Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.

huong-dan-thu-tuc-khai-nhan-di-san-thua-ke-jpg-22052014014653-U1.jpg

Tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế

---

3. Sang tên sổ đỏ sau khi khai nhận thừa kế thực hiện thế nào?

Câu hỏi:

Thưa luật sư cô và chú của cháu hiện giờ muốn ly hôn, sổ đỏ thì 2 vợ chồng đứng tên, nhưng mà trươc đây miếng đất và cái nhà là của mẹ cô và sau khi mẹ cô mất thì cô được thừa kế trong thời gian đó thì cô và chú đang ly thân không có ở chung và thời gian sau chú quay về và ở chung cho tới bây giờ, lúc sang sổ đỏ qua tên của cô thì phải co người thừa kế gi đó cháu cũng không hiểu lắm.

Khi nhận lại sổ đỏ thì thấy đứng tên 2 vợ chồng cô cháu cũng bỡ ngỡ không biết là mình có khai nhầm hay là nhầm lẫn gi không vì cô của cháu bị mù chữ. Va hiện giờ 2 vợ chồng có ý định ly hôn và chú của cháu có ý đinh dành miếng đất. Vây thưa luật sư cô cháu có cách nào để lấy lại hoặc sữa lại sổ đỏ được không ạ. Hay là ly hôn tài sản phải chia đôi.Cháu mong câu trả lời từ luật sư.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

Việc giấy chứng nhận quyền sử dụng được cấp mang tên cả hai vợ chồng thì theo nguyên tắc tài sản đó thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Căn cứ điều 59 Luật HN và GĐ 2014, khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo nguyên tắc chia đôi.

Mẹ của cô này mất đi mà không để lại di chúc định đoạt di sản của mình thì toàn bộ di sản của bà sẽ được chia theo pháp luật, và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng. Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự, người chú không thuộc diện được hưởng di sản thừa kế của bà, việc người này đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bắt buộc phải được sự đồng ý của người cô.

Vậy, nên nếu có căn cứ Cơ quan cấp giấy chứng nhận có sai sót trong quá trình cấp giấy chứng nhận, hoặc trong hồ sơ không có văn bản thể hiện việc người cô đồng ý cho người chú được cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gia đình có quyền khiếu nại, hoặc khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị kiện đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo