Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thời điểm xếp bậc lương quy định thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi hiện là công chức VHXH phường loại 1, hưởng mức lương 2.67 từ tháng 1/2010. Đến T6/2013 UBND phường mới tổ chức làm các thủ tục đề nghị nâng lương thường xuyên cho tôi và đề nghị UBND quận xem xét. Khi ban hành Quyết định, tôi chỉ được hưởng mức lương 3.0 (Bậc 3/9) từ T6/2013.

Khi hỏi phòng Nội vụ quận trả lời vì đến T6/2013 đơn vị mới đề nghị nên chỉ xem xét và Quyết định nâng từ thời điểm xem xét T6/2013. Vậy xin hỏi như vậy có đúng không (Tôi không vi phạm kỷ luật gì trong thời gian giữ bậc). Trân trọng cám ơn!
 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013 quy định:
 
“a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
 
- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
 
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
 
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.”
 
b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
 
- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
 
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
 
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
 
- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
 
c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
 
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
 
- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
 
- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
 
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.”


Theo đó, trường hợp anh/chị đủ điều kiện được nâng bậc lương thường xuyên và thời gian giữ nâng bậc lương thường xuyên là 3 năm (đủ 36 tháng) thì từ tháng 37 trở đi sẽ được nâng 1 bậc lương, tức là đến 1/2013 sẽ được xếp lương mới.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo