Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Giải đáp thắc mắc trường hợp xử lý kỷ luật sa thải trái pháp luật

Câu hỏi: Luật sư ơi cho mình xin hỏi mình và công ty ký hợp đồng lao động 1 năm từ 01-02-2017 đến 31-01-2018,vì lí do gia đình nên mình có nghỉ không lí do 04 ngày liên tục,sang ngày thứ 5 thì mình vào làm lại thì công ty nói mình tự ý nghỉ ngang không báo trước nên cắt hợp đồng với mình,buộc mình ký giấy sa thải với mình,đồng thời không trả tiền công 14 ngày mà mình đã làm trong tháng đó

(tính luôn 5 ngày nghỉ theo lịch của công ty),công ty có nói là vì em nghỉ mà không báo trước công ty nên công ty trừ số ngày công đó vào những thiệt hại mà em đã nghỉ không xin phép công ty,xin hỏi như vậy công ty có hủy hợp đồng trái luật?Xin cảm ơn rất nhiêu!

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:


Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012 quy định Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

 

"Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

...

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

 

Điều 123 Bộ luật lao động năm 2012 quy định  Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động:

 

"1 Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình."

 

Theo quy định trên nếu NLĐ bỏ việc 5 ngày trong 1 tháng hoặc cộng dồn 20 ngày trog 1 năm mà không có ly do chính đáng thì công ty có căn cứ để công ty có quyền thực hiện trinh tự thủ tục sa thải. Tuy nhiên, nếu công ty không có căn cứ sa thải hoặc không thực hiện đúng trình tự sa thải nêu trên thì được xác định là sa thải trái luật. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động.

 

Về vấn đề công ty không trả lương cho số ngày NLĐ đã đi làm: Hành vi này được xác định là không trả lương đầy đủ và đúng hạn.

 

Như vậy, anh/chị có quyền công ty thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Nếu công ty không thực hiện anh/chị có quyền gửi đơn khiếu nại tới Sở lao động - thương binh- xã hội hoặc khởi kiện tới TAND nơi công ty có trụ sở.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo