Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chia di sản thừa kế là tài sản chung sau khi ly hôn

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính gửi quý cty. Tôi rất mong nhận đc sự giúp đỡ từ quý công ty. Mong các a/c xem xét trả lời giúp tôi vấn đề thừa kế trong gia đình như sau ạ: Cha tôi và mẹ tôi ly hôn đc nhiều năm cha tôi đã kết hôn với ng vợ thứ 2 và có 1 con. Cha tôi mất đột ngột k để lại di chúc gì.Vậy tôi muốn hỏi quyền thừa kế cái nhà và đất thuộc về ai?Nhà thì ông nội cho cha tôi và mẹ tôi sau hôn nhân.

Khi 2 ng ly hôn mẹ tôi khai " k tranh chấp tài sản"Còn hiện tại sổ đỏ vẫn đang mang tên bố tôi và mẹ tôi. Nhưng do anh trai bố tôi giữ sổ đỏ. Còn khi lấy người vợ 2 về thì cô ấy k có đóng góp j về xây dựng nhà cửa trên mảnh đất đó.Vậy giờ có phân chia thì phân chia như nào là đúng luật ạ?Xin cảm ơn quý a/c ạ! Rất mong nhận đc câu trả lời sớm của a/c.


Trả lời tư vấn:

 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 
Theo thông tin bạn cung cấp thì nhà đất được ông nội tặng cho chung bố mẹ bạn và hiện tại cũng đang mang tên của bố mẹ bạn, mặc dù bố mẹ bạn đã ly hôn, khi ly hôn không có tranh chấp về tài sản, tuy nhiên tài sản chung của bố mẹ bạn vẫn chưa được giải quyết. Do đó, hiện tại nhà đất này vẫn được coi là tài sản chung của bố mẹ bạn.
 
Khi bố bạn mất thì 1/2 tài sản được coi là tài sản riêng của mẹ bạn, 1/2 tài sản còn lại được xác định là di sản thừa kế do bố bạn để lại. 1/2 khối tài sản là di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia đều cho những người thừa kế của bố bạn.
 
Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015:


"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

 
Như vậy, trong trường hợp này di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn, bao gồm: người vợ thứ 2 và các con.

 

-----------------

Câu hỏi thứ 2 - Những người thừa kế có nghĩa vụ trả nợ thay hay không?

 

Gia đình tôi có vay ngân hàng 1 khoản tiền vào năm 2012 để chăn nuôi và trong năm 2014 do dịch bệnh  lên gia đình tôi ko trả được lãi và có làm đơn xin giảm lãi và khoanh nợ , nhung ko được và từ 2015 đến nay chúng tôi chưa trả được và họ vẫn tính lãi xuất từ 20%/ năm. chúng tôi có làm đơn xin giảm lãi . nhưng đột xuất người đúng vay là bố tôi bị bệnh chết đột ngột. hiện giờ gia đình tôi ko có khả năng trả  lợ do chăn nuôi thất thế .chúng tôi chỉ có thể  mượn anh em 1 ít tiền để trả ngân hàng  trong vòng 3 năm có dduocj ko . chúng tôi muốn dữ ngôi nhà đẻ thờ liệt sỹ là anh trai của bố tôi.theo luât thì người chêt dduocj miễn trả lãi phải ko ? xin trả lời tôi sớm tôi xin cảm ơn.

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Đối với việc xin trả chậm trong vòng 3 năm thì phụ thuộc và ý kiến của bên Ngân hàng cho vay, do đó, chúng tôi không có căn cứ để tư vấn.

 

Đề cập đến nghĩa vụ trả nợ, thì theo quy định tại Điều 

 

"Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán

 

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

 

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

 

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

 

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

...

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

...

10. Các chi phí khác."

 

Theo quy định trên thì những người thừa kế chỉ được hưởng di sản thừa kế còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí kể trên. Do vậy, những người thừa kế của bố anh/chị sẽ có nghĩa vụ trả nợ đối với khoản nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ thực hiện trong phạm vi di sản thừa kế để lại.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo