Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hành vi đe dọa chiếm đoạt tài sản phạm tội gì?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào luật sư, nhà em có người quen từ trước đến nay thường xuyên cờ bạc dẫn đến nợ nần, nhiều lần về trộm vàng từ người trong nhà, dạo gần đây hay dùng cách nếu không trả gian hồ sẽ lên nhà. Vợ người đó sợ trong nhà có người già nên liên tiếp nhiều lần đưa gần 10 triệu/1 lần để ông ấy trả tiền.

Thưa luật sư, hành vi như vậy có đủ khởi tố ông ấy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa, và do tình thân nên dì không chịu đứng ra làm chứng, liệu người khác trong gia đình có quyền kiện không ạ ? Xin cảm ơn luật sư.


Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

=> Hành vi xúc phạm, đe dọa và xâm hại đến sức khỏe người khác bị xử lý thế nào

Căn cứ Điều 135 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội cưỡng đoạt tài sản:
 
"1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

 
Người cậu của bạn có hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp tinh thần người nhà bạn nhằm chiếm đoạt tài sản, với hành vi này gia đình có thể tố cáo đến cơ quan công an để yêu cầu giải quyết, hành vi của người cậu có thể bị truy cứu TNHS về Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 nêu trên. Ngoài ra, đối với hành vi trộm cắp vàng của gia đình cũng có thể cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS: "1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo