Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Điều kiện bảo lĩnh người có hành vi cố ý gây thương tích

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Thưaluat sư minh gia! Tôi có một anh trai và hai con trai anh ay, anh tôi là giam đốc công ty cùng hai con đang đổ bê tông có hai thanh niên lạ mặt vào đánh đập cn và anh toi, sau khi bi sô sát một thanh niên bị thương , công an tp bắt hai cháu tôi với tội danh là: cố ý gây thương tích. Và bắt hai cháu tôi tạm giam đến bây giờ mặc dù gia đinh và công ty đều có đơn bảo lãnh cho cháu.

Điều  quan trọng ở đây là thanh niên đó chỉ đi viện khoảng 5 ngày và sau đó về nhà bình thường vẫn bt và không bị công an gọi làm việc hoặc gì cả. Vậy tôi xin hỏi luật sư việc không cho tại ngoại của cháu tôi là lý do j, và người bị hại như con và anh trai tôi lại chở thành có tội và cướp mất quyền tự do của một công dân tốt, còn bọn thanh niên hung hãm và độc ác kia vẫn nhởn nhơ trước pháp luật mà khong bị trừng trị ? Rất mong luật sư làm ơn giải thích giúp tôi xin chanh thành cảm ơn luat  minh gia!

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 
Vì anh chị không cung cấp rõ thông tin hoàn cảnh lúc đó, 2 cháu bạn đã có hành vi gì, mức độ gây thương tích cho thanh niên kia như nào nên chúng tôi không thể tư vẫn rõ cho bạn được. Theo những thông tin bạn cung cấp thì có thể thấy việc hai cháu gây thương tích cho thanh niên kia có thể được coi là phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

 

Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh (bảo lãnh) như sau:

 

“1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

 

2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

 

3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

 

4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

 

5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”.

Trong giai đoạn điều tra, gia đình có thể làm đơn bảo lĩnh cho hai cháu, tuy nhiên việc hai cháu có được bảo lĩnh tại ngoại hay không sẽ do Thủ trưởng cơ quan điều tra quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi phạm tội

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo