Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đánh người khác gây thương tích bị xử lý thế nào?

Câu hỏi: Chồng tôi làm công nhân, hôm đó có xích mích lời nói với 1 ng bảo vệ, sau đó khi đến giờ nghỉ trưa, chồng tôi ra quán nước ở cổng công ty ngồi uống nước, đang ngồi thì ng bảo vệ đó ra, lúc đến gần chồng tôi thì anh ta vớ cái xe điếu gần đó để đánh chồng tôi, nhưng ko gây thương tích gì, sau đó 1 ng bạn của anh bảo vệ đó thấy anh này đang xô xát với chồng tôi, nên cũng cầm xe điếu lao vào , và có đánh trúng đầu chồng tôi, gây chảy máu, khâu 3 mũi. Kết thúc sự việc.

Chồng tôi có kiện anh bảo vệ đó ra công an. Hiện tại công an vẫn đang phối hợp điều tra. Thì bây gia gia đình anh bảo vệ đã đến nhà và xin lỗi gia đình tôi, và cũng đã bồi thường số $ 10 triệu đồng. Gia đình tôi chấp nhận, và xin rút đơn về. Đồng thời viết thêm 1 tờ đơn bãi nại cho anh bảo vệ kia. Vậy tôi muốn hỏi. Khi chồng tôi đã rút đơn và viết đơn bãi nại thì anh bảo vệ kia có phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật nữa không.  Gia đình ng bảo vệ đó cũng khó khăn nên chúng không muốn họ phải chịu như vậy.Mong luật sư giải đáp. Tôi xin Cảm ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau (thời điểm hỏi và trả lời tư vấn - tháng 8/2017):


Hành vì của người bảo vệ và người bạn anh ta có dấu hiệu của tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 104 BLHS. Việc 02 cá nhân trên sử dụng điếu cày để đánh chồng bạn sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng định khung “Dùng hung khí nguy hiểm”.

 

Vậy, nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể của chồng bạn dưới 11%, căn cứ Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự và Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, trường hợp chồng chị rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án thì cá nhân người bảo vệ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Nếu tỷ tổn thương cơ thể của chồng bạn từ 11% trở lên thì tình tiết gia đình nạn nhân làm đơn không khởi tố vụ án hình sự là tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại Khoản 2 Điều 46 BLHS, cá nhân người bảo vệ vẫn bị truy cứu TNHS.

 

Điều 105 BLTTHS quy định Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

 

"1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ."

 

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

 

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo