Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chặt phá rừng phải chịu trách nhiệm hình sự thế nào?

Hiện nay, nạn chặt phá rừng bừa bãi không chỉ xảy ra ở Việt am mà trên toàn thế giới. Diện tích cây xanh ngày bị thu hẹp, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Vậy, pháp luật đã có những chế tài nào để xử lý, hạn chế các hành vi chặt phá rừng? Chặt phá rừng có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật hình sự

Việc chặt phá rừng bừa bãi là hành vi vi phạm pháp luật bị nghiêm cấm bởi hậu quả nghiêm trọng của nó mang lại như biến đổi khí hậu, thiếu nước, mưa bão, sạt lở đất, lũ quét,...Những hậu quả này ảnh hưởng lớn đến đời sống con người và các loài sinh vật xung quanh. Vì vậy, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định, chính sách nhằm ngăn chặn hành vi chặt phá rừng cũng như thực hiện các công tác bảo vệ môi trường, trồng cây xanh.

Trong đó, chế tài về hình sự là một trong những chế tài nghiêm khắc được áp dụng để xử lý các hành vi chặt phá rừng vối số lượng lớn và gây ra các hậu qủa nghiêm trọng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định pháp luật về việc trồng rừng, khai thác rừng và xử lý các hành vi chặt phá rừng nên nhiều người không biết mình đã vi phạm pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn nên dành thời gian tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực hình sự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về hành vi chặt phá rừng

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Thưa luật sư. Mình có người anh tham gia chặt phá rừng Phòng Hộ nhà nước. Lực lượng chức năng phát hiện và mời lên UBND xã lập biên bản và dẫn lực lượng chức năng đi đo đạt diện tích rừng bị phá là 0.8ha. Hiện nay cơ quan công an đang củng cố hồ sơ để khởi tố và có lệnh cấm anh của mình không được rời khỏi địa phương.

Luật sư tư vấn giúp minhTrường hợp này anh minh sẽ bị khởi tố mức khung hình phạt nào, và số tiền bao nhiêu và làm cách nào để giảm nhẹ hình phạt nhất.Gia đình thuộc hộ cận nghèo, nhà có công cách mạng, trình độ học vấn thấpMình có thể làm đơn xin khiếu nại đo đạt lại diện tích rừng có được ko.Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

Điều 189 Bộ luật hình sự quy định tội huỷ hoại rừng:

“1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Hủy hoại diện tíchrừng rất lớn;

d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng”.

Tiểu mục 3.5, mục 3 Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA -VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số điều của bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản: “… 3.5. Về một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 189 BLHS: a) “Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn” là trường hợp huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 20 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản:

“Điều 20. Phá rừng trái pháp luật

Người có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:…

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2…”.

Trường hợp có hành vi hủy hoạt rừng với diện tích 0.8 ha (tương đương với 8000 m2) thì căn cứ Khoản 2 Điều 189 BLHS; Tiểu mục 3.5, mục 3 Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA -VKSNDTC-TANDTC và Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ- CP,người thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị truy cứu TNHS với khung hình phạt từ ba năm tới mười năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 với tình tiết “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”.

Để giảm nhẹ TNHS thì người thực hiện hành vi phạm tội phải thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Ngoài ra, người này có thể chuẩn bị đơn xác nhận chuẩn hộ nghèo tại chính quyền địa phương, huân huy chương chứng minh người nhà có công với cách mạng,… và giao nộp cho Cơ quan đang thụ lý vụ việc.

Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu có căn cứ chứng minh việc đo đạc diện tích chặt phá không chính xác thì người thực hiện hành vi phạm tội có quyền gửi văn bản khiếu nạn yêu cầu đo đạc lại nhằm đảm bảo quyền lợi.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo