Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chia thừa kế đất đai theo pháp luật khi ông nội chết không có di chúc

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính gửi : Công ty Luật Minh Gia,Em gửi thông tin như sau mong nhận được giải đáp từ Quý anh chị giúp em về quyền sử dụng đất đai, phân chia tài sản sau khi Ông bà nội mất không để lại di chúc.Gia đình gồm 4 người con, 2 trai 2 gái. Sau khi ông bà mất Sổ hộ khẩu (Ông nội chủ hộ ,chỉ có tên con dâu thứ 2 và các cháu nội con người con trai thứ 2) và Sổ đỏ hiện nay vẫn đứng tên ông nội.

2 người con trai cũng mất sau đó 5 năm. Hiện nay, 2 người con gái quyết định trao quyền sử dụng đất cho gia đình người con dâu thứ 2. Vậy, trong trường hợp này, theo Luật quy định, phần phân chia tài sản sử dụng đất được tính như thế nào ?Mong nhận được giải đáp từ Quý Anh Chị.Chúc Anh Chị một ngày làm việc hiệu quả. Trân trọng.

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

...

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau."

 

Theo đó, di sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất. Hai người con trai còn sống tại thời điểm bố chết nên vẫn có quyền hưởng thừa kế. Và khi 2 người con trai này chết thì phần thừa kế của họ lại được xác định là di sản thừa kế và tiếp tục chia thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật).

 

Do vậy, nếu hai người con trai đã chết mà có vợ, con thì việc chia di sản thừa kế của ông tại thời điểm này cần phải có sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế liên quan.


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo