Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chỉ định người quản lý tài sản trong di chúc quy định thế nào?

Luật sư tư vấn về quyền lập di chúc, quyền để lại di sản thừa kế, quyền nhận thừa kế và những vấn đề liên quan đến thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Tư vấn về việc chỉ định người quản lý tài sản trong di chúc, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế, các vấn đề pháp lý khác có liên quan và hướng giải quyết khi có tranh chấp phát sinh.

1. Tư vấn về việc chỉ định người quản lý di sản trong di chúc.

Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự và được ghi nhận, quy định rõ tại Bộ luật dân sự 2015. Trong những năm gần đây số lượng các vụ tranh chấp về thừa kế luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các tranh chấp dân sự và có tính phức tạp. Nguyên chủ yếu do hiểu biết, kiến thức về pháp luật của mọi người chưa nhiều trong việc lập di chúc và định đoạt tài sản chưa hợp pháp hay có lập di chúc nhưng nội dung chưa rõ ràng, cụ thể hoặc vì nhiều lý do khác, dẫn đến tranh chấp về thừa kế ngày một nhiều. Nếu không giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên. Nếu bạn gặp vấn đề này nhưng không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi  1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Thừa kế theo di chúc ;

+ Vai trò là người quản lý di sản ;

+ Chỉ định người quản lý di sản trong di chúc ;

2. Chỉ định người quản lý di sản thừa kế trong di chúc.

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi có một người hàng xóm. Bà ấy năm nay ngoài 60 tuổi và đang mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối và không có con, chồng bà ấy đã mất cách đây 15 năm. Hiện tại bà ấy dâng xắp phải chải qua một ca phẫu thuật vào thứ 5 tuần này, nếu ca phẫu thuật thành công thì bà ấy sẽ kéo dài thời gian sống của mình được thêm 6 tháng nữa.

Và khi còn sống chồng của bà ấy đã tích cóp được một số tiền rất lớn.Bà ấy muốn thông qua tôi để xây dựng một quỹ từ thiện và Tôi hoàn toàn được quản lý và điều hành số tiền ấy, nhưng với điều kiện là phải cam kết và không được tư lợi riêng với số tiền ấy, về các thủ tục pháp lý Tôi muốn nhờ công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn giúp tôi để hoàn thành những thủ tục đó.Mong nhận được sự trợ giúp từ phía công ty. Kính chào CÔNG TY LUẬT TNHH MINH GIA

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Người có tài sản có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết, vì vậy trường hợp này người hàng xóm của anh/chị có thể lập di chúc quyên góp số tiền vào quỹ từ thiện. Nội dung của di chúc sẽ chỉ định anh/chị là người quản lý di sản.

Khoản 1 Điều 617 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;

d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

Với vai trò là người quản lý di sản, anh/chị có thể bảo quản di sản và giao di sản cho quỹ từ thiện chỉ định trong nội dung của di chúc.

Di chúc được lập phải đảm bảo hình thức và nội dung của di chúc không trái với pháp luật.

Về hình thức: Di chúc được lập bằng văn bản hoặc di chúc miệng.

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.  Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo