Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Xử phạt vi phạm quy định về sử dụng lao động cao tuổi và lao động là người giúp việc trong gia đình

Mức xử phạt vi phạm quy định về sử dụng lao động cao tuổi và lao động là người giúp việc trong gia đình được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:

 

Theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP thì:

 

Hành vi: Người sử dụng lao động có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình - Mức phạt tiền là 5.000.000 - 7.000.000

 

Hành vi: Người sử dụng lao động sử dụng người lao động cao tuổi đang hưởng hưu trí hằng tháng nhưng không trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, theo quy định - Mức phạt tiền là: 500.000 - 1.000.000

 

Hành vi: Người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định.10.000.000 - 15.000.000

 

---------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài: 1900.6169

 

Câu hỏi - Quy định về hưởng chênh lệch bảo lưu khi nghị định 17/2015 hết hiệu lực thế nào?

 

Xin chào. tôi là 1 nhân viên của 1 trường THCS. Hiện tại hệ số lương của tôi là 2.34. tôi làm việc thuộc vùng khó khăn nên mức trợ cấp lương được 70% nữa. Năm 2015 tôi đã được hưởng trợ cấp 8% của 2,34. Xin cho tôi hỏi sau khi tăng mức lương cơ bản từ 1.150.000 lên 1.210.000 và tôi vẫn đang được hưởng mức lương ở vùng khó khăn thì tôi có được hưởng mức trợ cấp dưới 2,34 không ạ. Tôi xin cảm ơn!

 

Trả lời:

 

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định Hiệu lực thi hành

 

"2. Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.

 

Đối với người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm quy định tại Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5 năm 2016 thấp hơn tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, các khoản phụ cấp lương (nếu có) và tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng của tháng 4 năm 2016 thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4 năm 2016. Mức hưởng chênh lệch này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các loại phụ cấp lương.”

 

Như vậy từ ngày 15 tháng 7 năm 2016 Nghị định 17/2015/NĐ-CP hết hiệu lực. Tuy nhiên Nghị định 47/2016/NĐ-CP (hiệu lực từ 15/7/2016 đến ngày 1/7/2107) quy định nếu anh/chị có hệ số lương từ 2,34 trở xuống nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5 năm 2016 thấp hơn tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, các khoản phụ cấp lương (nếu có) và tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng của tháng 4 năm 2016 thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4 năm 2016.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp,

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo