Cà Thị Phương

Xử phạt vi phạm hành chính khi NSDLĐ không giao kết hợp đồng lao động

Trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động luôn ở vị trị yếu thế hơn, có sự phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Để đảm bảo các quyền lợi cho người lao động, pháp luật đã đưa ra rất nhiều quy định về xử phạt cách hành vi vi phạm pháp luật lao động.

1. Luật sư tư vấn Luật Lao động

Bảo vệ người lao động được hiểu là ngăn chặn mọi sự xâm hại có thể xảy ra đối người lao động khi tham gia quan hệ lao động. Về mặt nguyên tắc, pháp luật lao động đã đề ra rất nhiều những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng bảo vệ các quyền lợi cho người lao động. Trong đó phải kể đến các quy định về việc bắt buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng với người lao động.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều đơn vị sử dụng lao động thường xuyên không tuân thủ các quy định trên, nổi bật là việc không kí hợp đồng lao động với người lao động, từ đó, trốn đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp,… Khi người lao động bị chấm dứt quan hệ lao động cũng không thể có hợp đồng để yêu cầu doanh nghiệp giải quyết các quyền lợi.

Chính vì vậy, muốn tạo ra quan hệ lao động được bình đẳng hơn, pháp luật lao động đã đưa ra các chế tài xử phạt người sử dụng lao động khi có các hành vi vi phạm pháp luật lao động đó là chế tài hành chính và chế tài hình sự. Phổ biến trong số đó là chế tài xử phạt hành chính. Nếu bạn muốn Luật Minh Gia tư vấn cụ thể về các hành vi bị xử phạt, mức xử phạt vi phạm,… trong lĩnh vực lao động, bạn có thể gửi câu hỏi đến Email hoặc gọi 1900.6169 để được Luật sư, chuyên viên của chúng tôi giải đáp kịp thời.

2. Tư vấn xử phạt hành chính khi người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động

Câu hỏi: Tôi có làm việc cho một nhãn hiệu mỹ phẩm từ ngày 17/6/2013 nhưng không ký Hợp đồng lao động, tôi chỉ gửi báo cáo thông qua mail (một hình thức chứng minh rõ ràng là có làm việc). Ngày 7/4/2014, nhãn hiệu mỹ phẩm này lên công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và tới thời điểm hiện nay, ngày 26/7/2015, tôi vẫn làm việc tại công ty nhưng vẫn không được ký Hợp đồng lao động, không được Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội. Vậy khi tôi nghỉ việc tại công ty trên tôi sẽ được những quyền lợi gì ?

Xử phạt vi phạm hành chính khi NSDLĐ không giao kết hợp đồng lao động

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về cho Luật Minh Gia , về vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại điều 18 Bộ luật lao động năm 2012 thì khi bạn làm việc cho công ty, công ty phải có nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động với bạn. Song ở đây, công ty đã không thưc hiện nghãi vụ đó nên công ty đã vi phạm quy định tại điều 18 Bộ luật lao động 2012 về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động với bạn:

“Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động”.

Khi công ty vi phạm về việc giao kết hợp đồng như trên công ty sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Đim a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tin đã giữ của người lao động tính theo lãi sut ti đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Đim b Khoản 2 Điều này”.

Còn về vấn đề bảo hiểm xã hội, bạn làm việc cho công ty từ tháng 6/2013 đến tháng 7/2015 là 25 tháng nên theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 22 Bộ luật lao động năm 2012 thì hợp đồng của bạn thuộc: “Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng”.

Mặt khác theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 2 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì bạn thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;”

Theo đó công ty phải có trách nhiệm nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho bạn theo quy định tại khoản 2 điều 21 luật bảo hiểm xã hội 2014: “2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội”. Nếu công ty trích tiền lương của bạn hàng tháng để đóng  bảo hiểm xã hội nhưng không đóng thì khi bạn nghỉ việc tại công ty, công ty phải có trách nhiệm trả lại số tiền mà công ty trích ra để đóng bảo hiểm xã hội cho bạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo