Luật sư Lê Văn Chức

Xử lý kỷ luật đối với giáo viên vi phạm nội quy nhà trường.

Tôi là viên chức nha nước từ tháng 3 /2014 trong tháng 4/2015 tôi có vi phạm nội quy quy chế nha trường nghỉ việc không lý do vi vây tôi bi nhà trường họp lập biên bản, và chuyển xuống làm nhân viên nha bếp nhưng vẫn hưởng lương biên chế hằng tháng. Tôi xin hỏi tôi vẫn đi làm đều từ ngày thứ 2 đến hết ngày thứ 7 nhưng nhà trường không tra tôi lương ngày thứ 7 cho tôi. Tôi xin hỏi như vây có đúng quy định pháp luật không?


Tôi là viên chức nha nước từ tháng 3 /2014 trong tháng 4/2015 tôi có vi phạm nội quy quy chế nha trường nghỉ việc không lý do vi vây tôi bi nhà trường họp lập biên bản, và chuyển xuống làm nhân viên nha bếp nhưng vẫn hưởng lương biên chế hằng tháng. Tôi xin hỏi tôi vẫn đi làm đều từ ngày thứ 2 đến hết ngày thứ 7 nhưng nhà trường không tra tôi lương ngày thứ 7 cho tôi. Tôi xin hỏi như vây có đúng quy định pháp luật không? Tôi xin cảm ơn

Xử lý kỷ luật đối với giáo viên vi phạm nội quy nhà trường.


Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại Nghị định số 27/2012  NĐ-CP quy định:

Điều 9. Các hình thức kỷ luật

1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Buộc thôi việc.

2. Viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Cách chức;

d) Buộc thôi việc”.

Như vậy, theo quy định trên, bạn vi phạm quy chế nhà trường vào tháng 4/2015. Vào thời điểm này thì hình thức xử lý kỷ luật “ chuyển người lao động sang làm công việc khác” đã không còn nên việc bạn bị chuyển xuống làm nhân viên nhà bếp không được coi là một hình thức xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy định thì khi đáp ứng các điều kiện nhất định, cơ quan của bạn vẫn được quyền chuyển bạn sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động:

Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
…”.

Việc trả lương cho bạn sẽ được thực hiện theo quy định tại  Điều 12 Luật viên chức 2010 và Khoản 3 Điều 31 Bộ luật lao động 2012:

Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Khoản 3 Điều 31 Bộ luật lao động 2012.

 “ 3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

Như vậy, theo quy định trên, khi bạn chuyển xuống làm nhân viên nhà bếp thì bạn sẽ phải làm việc với thời gian của nhân viên nhà bếp và được hưởng lương theo mức lương tương ứng với vị trí làm việc của nhân viên nhà bếp. Nếu như nhân viên nhà bếp không phải làm việc vào thứ 7 thì việc bạn làm vào thứ 7 mới được coi là làm thêm giờ và mới được trả thêm lương do làm thêm giờ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Xử lý kỷ luật đối với giáo viên vi phạm nội quy nhà trường.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV: Tạ Nga - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo