LS Vũ Thảo

Xin nghỉ việc khi chưa đến tuổi về hưu nhưng đã đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội?

Người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng đã đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì có được nghỉ hưu hay không? Điều kiện, quyền lợi của người lao động khi về hưu trước tuổi là gì? Nghỉ công tác tại cơ quan làm việc rồi thì có phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội không? Nếu bạn thắc mắc về những vấn đề này, hãy để Luật Minh Gia giúp bạn giải đáp.

1. Luật sư tư vấn về nghỉ hưu trước tuổi

Hưởng lương hưu là vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm, nhiều người lao động đã đủ sổ năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi hoặc không đủ điều kiện sức khỏe và mong muốn được nghỉ hưu trước tuổi, nếu bạn thuộc trường hợp này và chưa có phương án để đảm bảo quyền lợi tốt nhất khi nghỉ hưu thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ về các vấn đề:

- Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi;

- Cách tính hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi;

- Số tiền lương hưu người lao động nhận hàng tháng.

Để được giải đáp các vấn đề trên, bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được hỗ trợ cụ thể.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống chúng tôi xử lý sau đây.

2. Điều kiện hưởng lương hưu trước tuổi

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi muốn hỏi trường hợp xin nghỉ việc nên làm hồ sơ nghỉ hưu trước tuổi hay làm hồ sơ xin đóng bảo hiểm có lợi hơn? Tôi năm nay 43 tuổi là giáo viên, hệ số lương hiện hưởng là 4,32 đến 15 tháng 10 năm 2015 tôi tham gia bảo hiểm đủ 23 năm.Tôi xin hỏi. Xin nghỉ hưu trước tuổi có được không? nếu được chế độ nghỉ hưu được tính như thế nào? Nếu nghỉ công tác xin đóng bảo hiểm có được không? và nếu đóng bảo hiểm thì mấy năm nữa đủ điều kiện để nghỉ hưu và cách tính?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho Công ty luật Minh Gia. Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Hiện tại theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn chưa đủ điều kiện để về hưu trước tuổi. Cụ thể:

Theo điều 50 luật Bảo hiểm xã hội thì điều kiện để hương lương hưu trong trường hợp của bạn là phải đủ 55 tuổi và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bạn muốn nghỉ hưu trước tuổi thì phải đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại điều 51 luật Bảo hiểm xã hội như sau:

“Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;

2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành”

Hiện tại bạn 43 tuổi và đang là giáo viên nên không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điều 51 nói trên. Vì vậy, bạn không đủ điều kiện để về hưu trước tuổi.

Nếu bạn muốn nghỉ công tác thì có thể xin nghỉ công tác và được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm theo quy định tại điều 57 luật Bảo hiểm xã hội:

“Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại điều 50 và điều 51 hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại điều 55 và điều 56 của luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội” Theo quy định này bạn có thể chờ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để được hưởng lương hưu.

Đến đủ 55 tuổi bạn mới đủ điều kiện hưởng lương hưu thì mức lương hưu hàng tháng mà bạn nhận được sẽ được tính theo luật bảo hiểm xã hội năm 2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 như sau:

Được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2% mức tối đa bằng 75%”. Trường hợp này bạn đã đóng bảo hiểm được 23 năm nên mức lương hưu hàng tháng của bạn được xác định là:

Tiền lương hưu hàng tháng  = Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x (45% + 2% x 8)

Trường hợp bạn vẫn muốn đóng bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc thì bạn có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chờ cho đến tuổi nghỉ hưu. Mức tính lương hưu hàng tháng được xác định tương tự như trên và căn cứ vào thời gian đóng bảo hiểm.

>> Tư vấn thắc mắc về hưởng lương hưu trí, gọi: 1900.6169

---------------

Câu hỏi thứ 2 - Hướng dẫn xếp lương khi chuyển loại viên chức.

Tôi đã vào biên chế ngành thư viện ở trường tiểu học với hệ số lương là 2.66 (tháng 4/2018 lên 2.86) Hiện tại tôi đã có bằng trung cấp sư phạm tiểu học. Vậy xin hỏi luật sư, trong trường hợp tôi được xét chuyển loại viên chức ( theo đúng quy định pháp luật) từ chức danh trung cấp thư viện sang giáo viên tiểu học vào năm 2017 này thì mức lương của tôi có quay về khởi đầu bên giáo viên tiểu học là 1,86 không? Vì bạn tôi cũng trong trường hợp này phải quay lại mốc đầu là 1,86. Tôi nghĩ như vậy là quá thiệt thòi vì vậy mong quý luật sư tư vấn cụ thể, rõ ràng giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Thông tư 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức, quy định: 

"II. CÁCH XẾP LƯƠNG

3. Xếp lương khi chuyển loại công chức, viên chức:

Trường hợp công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại công chức, viên chức từ loại A0 sang loại A1; từ loại B, loại C sang loại A (gồm A0 và A1) hoặc từ loại C sang loại B, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.

....

Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV quy định: 

"II. CÁCH XẾP LƯƠNG

1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức :

a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

...."

Khi chuyển loại viên chức, a/c sẽ được xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo