Trần Tuấn Hùng

Xin nghỉ việc hưởng trợ cấp 1 lần thế nào?

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Luật Minh Gia phần lớn nhận được các câu hỏi liên quan đến hai chế độ là chế độ bảo hiểm xã hội một lần và chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Vậy các chế độ này sẽ được chi trả trong trường hợp nào? Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.

Khi tham gia quan hệ lao động thì người lao động phải đồng thời cùng tham gia vào bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiêp, trừ một số trường hợp đặc biệt. Theo đó, khi đã tham gia thì họ có quyền được hưởng các chế độ tương ứng với từng loại bảo hiểm khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Xét về thời gian ra đời thì bảo hiểm xã hội được áp dụng trước bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp chỉ mới được áp dụng từ 2009 song trên thực tế thì bảo hiểm thất nghiệp đã phát huy được vai trò tích cực trong quá trình đảm bảo an sinh xã hội.

Bàn về chế độ bảo hiểm xã hội một lần, sau mọt thời gian tham gia bảo hiểm xã hội nhất định thì khi có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện thì người lao động có quyền hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên, chúng tôi luôn khuyến khích khách hàng của mình rằng nếu như chưa thật sự cần thiết thì hãy bảo lưu quá trình đóng để hưởng chế độ hưu trí.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Điều kiện, trình tự thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.

Nội dung tư vấn:

Tôi Lê văn H, sinh tháng 7 năm 1958, là giáo viên công tác từ 1980 - 4/1992 ở một trường CNKT ( 12 năm ), chuyển công tác sang trường Trung cấp CN từ 5/1992- nay 2016. Tổng thời gian công tác 36 năm, thâm niên giảng dạy 34 năm ( bị trừ 2 năm tập sự ). Tôi muốn nghỉ việc vì bị thoái hóa cột sống L3,4,5. Xin nghỉ việc để được trợ cấp 1 lần, có được không ( tiền trợ cấp do người sử dụng lao động trả, khi đó đơn vị mới trả từ năm 1992 hay từ 1980 đến nay). Xin nghỉ theo Nghị định 108 thì cơ quan không cho nói Nghị định này chỉ giải quyết cho đối tượng Quản lý Nhà nước như chính quyền Uỷ ban nhân dân, lãnh đạo các cấp dân cử. Xin công ty tư vấn giúp, trường hợp tôi muốn nghỉ để được trợ cấp 1 lần có được không,( vì tôi có người bạn bằng tuổi nghỉ định cư nước ngoài được giải quyết nghỉ việc hưởng trợ cấp 1 lần ). Hoặc tôi muốn nghỉ theo NĐ 108 thì phải làm thủ tục gì? Vì đúng tuổi sẽ nghỉ hưu vào giữa năm 2018 sẽ bị thiệt vì sang 1/1/2018 áp dụng luật bảo hiểm xã hội mới sẽ không có lợi. Xin cám ơn.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia chúng tôi. Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

Điều 1 Nghị Quyết 93/2015 của Quốc hội quy định về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động quy định như sau:

Điều 1.

1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

...”

Theo quy định của pháp luật người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm nghỉ việc hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội là 20 năm thì có thể được nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu có yêu cầu.

Như vậy, vì thông tin bác cung cấp không nói rõ thời điểm bác bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội là khi nào nên nếu đến thời điểm hiện tại, số năm đóng bảo hiểm xã hội của bác chưa đủ 20 năm thì bác có thể được nhận bảo hiểm xã hội một lần sau một năm nghỉ việc tại đơn vị mà bác công tác.

Thứ hai, về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 93/2015 quy định như sau:

“...2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

...”

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên mức hưởng bảo hiểm của bác được tính theo số năm bác đã đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp những năm đóng trước năm 2014 thì mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng.

Trường hợp những năm đóng từ 2014 đến nay thì mỗi năm được tính bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Thứ ba, về hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội một lần:

Bác chuẩn bị một bộ hồ sơ, bao gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

+ Quyết định nghỉ việc.

+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

Bác nộp hồ sơ tại tổ chức bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi bác cư trú để được nhận trợ cấp.

Về việc bác muốn xin nghỉ theo nghị định 108 năm 2014 quy định về chính sách tinh giản biên chế:

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 108/2014 quy định về chính sách về hưu trước tuổi như sau:

Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;”

Điều 6 Nghị định 108/2014 quy định các trường hợp tinh giản biên chế như sau:

“Điều 6. Các trường hợp tinh giản biên chế

1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;

d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.

đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.

2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ) dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

3. Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

....”

Theo thông tin bác cung cấp thì bác sinh năm 1958 tính đến thời điểm hiện tại năm 2016 bác 58 tuổi. Như vậy, nếu như bác có số năm đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm và thuộc vào một trong các trường hợp tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật nêu trên thì bác hoàn toàn có đủ điều kiện để về hưu trước tuổi.

Trong trường hợp này, bác sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy định của luật bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi, được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp ½ tháng tiền lương. Ngoài ra bác còn được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Xin nghỉ việc hưởng trợ cấp 1 lần thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo