Nguyễn Ngọc Ánh

Xin luật sư tư vấn cho việc xử lý hành vi đánh bạc tại công ty

Song song tồn tại với các tệ nạn xã hội như ma túy, trộm cắp,…thì tệ nạn đánh bạc đang là một vấn đề gây bức xúc cho toàn xã hội. Đánh bạc tại nơi làm việc cũng diễn ra rất phổ biến nên cần thiết phải xử lý nghiêm để đầy lùi tệ nạn này.

1. Luật sư tư vấn về kỷ luật lao động

Chơi bài trong công ty có thể bị sa thải nếu người lao động ăn thua bằng tiền. Ranh giới giữa việc chơi cờ bạc và giải trí ở đây rất mong manh. Người lao động cần thẩn trọng, nắm vững các quy định pháp luật để không gây ra những vụ việc đáng tiếc.

Nếu bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về xử lý người lao động có hành vi đánh bạc tại công ty bạn cần tham khảo quy định pháp luật về lao động hoặc hỏi ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến lao động bạn hãy gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

2. Xử lý hành vi đánh bạc tại nơi làm việc

Nội dung yêu cầu: Em chao Luât sư - Cho em hơi công ty em vừa xảy ra một vụ đánh bạc trong công ty.- Công ty đã có nội quy, quy định cụ thể về việc các cá nhân, tổ chúc đánh bạc sẽ bị sử lý kỷ luật theo quy định của công ty.

Em là nguời trực tiếp băt. Khi em bắt em vào phòng có 05 cá nhân tụ tập đánh bài ăn tiền nhưng em không chụp anh sau đó em lập biên bản khi các cá nhân vị phạm vụ việc không ký lây lý do là không có bằng chưng cụ thể. Luật sư cho em hỏi.* Với chức danh của em là phó phòng Tổ chức Tổng hợp phụ trách hành chính nhà máy, thì trong giò làm việc em bắt vụ đánh bạc như trên thì có cần phải có bắng chứng cụ thể không.Xin cảm ơn Luât sư.

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh được tư vấn như sau:

Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

"Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;..".

Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

"1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

...”.

Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ – CP quy định trình tự xử lý kỷ luật lao động:

“Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.

3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.

5. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật Lao động, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động".

Theo quy định của pháp luật, hành vi đánh bạc trong giờ làm việc, tại nơi làm việc của người lao động sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Tuy nhiên, khi tiến hành xử lý kỷ luật đối với người lao động vi phạm thì NSDLĐ  phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 123 Bộ luật lao động và được hướng dẫn tại Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ – CP.

Căn cứ Điều 123 Bộ luật lao đông, Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ – CP thì NSDLĐ phải triệu tập đầy đủ các thành viên tham gia cuộc họp xử lý kỷ luật, trong đó có mặt người lao động vi phạm (trừ trường hợp đã được triệu tập hợp lệ 02 lần mà cố tình vắng mặt). Tại cuộc họp, NSDLĐ có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm của NLĐ: cung cấp các chứng cứ nghe được, nhìn được, thấy được và có thật; NLĐ có quyền tự bào chữa cho mình.

Đối với vụ việc trên, mặc dù phát hiện được một nhóm NLĐ tụ tập đánh bạc tại đơn vị trong giờ làm việc, với cương vị là phó phòng tổ chức tổng hợp nhưng anh lại không kịp xử lý tình huống để ghi lại sự việc trên làm căn cứ xử lý kỷ luật (không lập được biên bản, không ghi hình, chụp hình, không người làm chứng, không tang vật, công cụ thực hiện hành vi vi phạm, những người vi phạm không thừa nhận hành vi của mình,....).

 Vậy, chỉ với những tài liệu, chứng cứ hiện tại theo chúng tôi không đủ căn cứ xử lý kỷ luật, trừ trường hợp những người vi phạm tự nhận hành vi của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Xin luật sư tư vấn cho việc xử lý hành vi đánh bạc tại công ty. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo