Luật sư Vũ Đức Thịnh

Xếp lương và nguyên tắc trả tiền lương dạy thêm giờ với giáo viên

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ nhất: Tôi mới chúng tuyển viên chức giáo viên thể dục cấp tiểu học. Thời gian tập sự tính từ ngày 01/10/2016. tôi tốt nghiệp hệ cao đẳng. Theo thông tư mới tôi chỉ tập sự 6 tháng. Và hưởng lương 85% bậc 1 của hệ trung cấp là 1.86. Như vậy khi hoàn thành tập sự tôi có được chuyển ngạch cao đẳng 2.10 hay không, hay vẫn ở ngạch trung cấp 1.86 và đợi mấy năm để được xét chuyển ngạch hay phải thi chuyển ngạch. Cám ơn!

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:


Theo quy định tại thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chức danh nghề nghiệp giáo viên được phân theo hạng. Dựa theo thông tin bạn cung cấp, bạn xếp lương bậc 1 từ 1,86 nên có thể khẳng định bạn đang là giáo viên hạng IV. Ở mỗi hạng đều có tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học. Bạn mặc dù có bằng cao đẳng nhưng chưa đáp ứng các trình độ khác nên được xếp hạng IV. Khi được bổ nhiệm vào ngạch chức danh, bạn vẫn xếp lương trung cấp. Muốn chuyển lương sang hưởng lương cao đẳng, bạn phải đáp ứng trình độ yêu cầu giáo viên hạng III. Về việc xét chuyển ngach hay thi chuyển ngạch phụ thuộc vào quy chế tuyển dụng cụ thể đơn vị bạn.

 

Hạng giáo viên và cách xếp lương theo thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV có thể tóm tắt theo bảng sau:

 

Hạng giáo viên

Cách xếp lương

Hạng III ( V.07.03.08)

 

viên chức hiện đang giữ ngạch giáo viên tiểu học chính (mã số 15a.204);

Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm tiểu học

 Viên chức loại A0 (2,10 => 4,89)

Trình độ ngoại ngữ bậc 2

Có trình độ tin học đạt chuẩn

Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng III.

Hạng IV (V.07.03.09)

Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm tiểu học hoặc trung cấp sư  phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên;

Viên chức loại B (1,86 => 4,06)

Trình độ ngoại ngữ bậc 1 

 Có trình độ tin học đạt chuẩn

 


Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

==========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai - Nguyên tắc trả tiền lương dạy thêm giờ với giáo viên

Trân trọng chào các luật sư. Tôi có chút thắc mắc xin được tư vấn;Tôi là giáo viên 1 trường THCS  mấy năm học gần đây ngoài việc giảng dạy hàng ngày trên lớp tôi còn được phân công bồi dưỡng HSG,một tuần 2 buổi chiều,mỗi buổi là 3 tiết,,nhưng chưa năm nào chúng tôi được nhà trường tính chế độ về tiết dạy (1 tiết BD = 1,5 tiết thực) hoăc hỗ trợ thêm chế độ nào khác.Tôi hỏi BGH thì BGH trả lời "trường mình không có thừa giờ vì nhiều thầy cô chưa phải dạy đủ 19t /tuần",có nghĩa là số tiết dạy thừa 19 của chúng tôi được san cho các môn khác.Năm nay tôi thực dạy 12t+ chủ nhiệm 4t+ 6t bồi dưỡng,nếu theo quy định thì tôi có 25t/tuần.Vậy tôi xin quý luật sư tư vấn giúp xem BGH nhà trường chúng tôi thực hiện đúng hay chưa.Tôi xin trân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc với giáo viên, định mức tiết dạy với giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết. Khi đơn vị thiếu giáo viên hoặc có sự thay đổi nhân sự do giáo viên nghỉ ốm, thai sản.. mà có giáo viên phải dạy thêm thì được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ.

 

Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập về nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ như sau:

 

6. Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

 

7. Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động

 

8. Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.

 

Như vậy, việc trường bạn không giảm định mức tiết dạy, không tính số tiết dạy quy đổi là trái quy định tại thông tư 28/2009/TT-BGDĐT. Về vấn đề trả lương làm thêm giờ, bạn cần xem đơn vị bạn có thuộc hai trường hợp được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ hay không? Nếu không thuộc hai trường hợp được thanh toán tiền lương làm thêm giờ thì bạn cần kiến nghị yêu cầu nhà trường giảm số tiết dạy của bạn xuống theo định mức.

 

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo