Luật sư Trần Khánh Thương

Viên chức đi biệt phái thì được hưởng lương như thế nào?

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều thay đổi về chính sách công tác tổ chức bộ máy. Đặc biệt, ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức thường xuyên được cử đi biệt phái. Vậy chế độ của những đối tượng này như thế nào? Là điều mà rất nhiều viên chức đặc biệt quan tâm.

1. Luật sư tư vấn Luật Viên chức

Nhằm đảm bảo công tác phân bổ đội ngũ viên chức và sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức thường được cử đi biệt phái để thực hiện công việc, kế hoạch của đơn vị. Đây là những người có kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ và có thể làm việc tốt ở nơi được cử đến.

Tuy nhiên, tại mỗi một địa phương của đất nước, điều kiện sinh hoạt và mức sống là khác nhau. Do đó, với viên chức đi biệt phái tại các vùng khó khăn này sẽ được ưu tiên hơn, được hỗ trợ hưởng thêm các khoản phụ cấp khác. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi viên chức đã phải đến một nơi khó khăn hơn rất nhiều so với đơn vụ của mình. Đó chính là sự động viên to lớn về mặt tinh thần để viên chức có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước.

Nếu bạn đang cần tư vấn về các chế độ lương của viên chức khi biệt phái do gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, áp dụng các quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ ngay tới Tổng đài của Luật Minh Gia chúng tôi 1900.6169 để được giải đáp nhanh chóng, cụ thể, chính xác.

2. Tư vấn về lương của viên chức biệt phái

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Em muốn hỏi hiện tại e là giáo viên đã công tác ở trường THCS (tỉnh Hà Giang) thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tháng 11 năm 2012 em được điều động đi tăng cường ở Phòng GD&ĐT huyện  cho đến tháng 6 năm 2016. Theo QĐ Số: 42/2011/QĐ-TTg phụ cấp ưu đãi được bảo lưu sau 3 năm đến tháng 5 năm 2015 em đã hết. 

Luật sư cho e hỏi chế độ phụ cấp lâu năm của em theo nghị định 116 tính từ khoảng thời gian em đi tăng cường đến nay có được hưởng không? Thứ hai, bây giờ em vẫn thuộc biên chế của trườngTHCS  em được biệt phái sang làm tại UBND huyện c thì chế độ tiền lương của em được tính như thế nào? có bị cắt các khoản phụ cấp không ạ? Xin luật sư trả lời giúp. Em xin chân thành cảm ơn./.

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về phụ cấp công tác lâu năm

Điều 5 Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định về phu cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

"Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau:

1. Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;

2. Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;

3. Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên."

Thời gian làm việc thực tế nêu trên được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC:

"2. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Khoản 1 Điều này là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn), bao gồm: 

a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; 

b) Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân."

Theo đó, nếu khoản thời gian đi tăng cường của anh/chị có đóng BHXH bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian đó được tính là thời gian công tác để làm căn cứ chi trả phụ cấp công tác lâu năm.

Thứ hai, về tiền lương trong thời gian đi biệt phái.

Căn cứ quy định tại Điều 36 Luật viên chức năm 2010 quy định về biệt phái viên chức:

"1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.

2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi."

Như vậy, trong thời gian đi biệt phái, đơn vị có trách nhiệm đảm bảo về tiền lương cũng như các quyền lợi khác của viên chức

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo