Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Xếp lương viên chức đã có thời gian đóng BHXH?

Khi có quyết định tuyển dụng, viên chức trúng tuyển sẽ được xếp ngạch và bậc lương tương ứng với vị trí việc làm của mình, đối với những trường hợp trước khi trúng tuyển viên chức có thời gian làm việc đóng bảo hiểm xã hội thì được xếp lương như thế nào, để được giải đáp cụ thể về vấn đề này bạn có thể liên hệ với Luật sư để được giải đáp.

1. Tư vấn về xếp lương đối với viên chức đã có thời gian đóng BHXH

Theo quy định pháp luật hiện hành thì đối với những trường hợp viên chức sau khi trúng tuyển mà trước đó đã có thời gian làm việc đóng bảo hiểm xã hội, làm những công việc tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng thì thời gian làm việc trước đó được tính để xếp lương sau khi bổ nhiệm.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sau khi viên chức được tuyển dụng mà không tính thời gian làm việc trước đó để xếp lương hoặc xếp lương không đúng quy định pháp luật, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của viên chức sau khi trúng tuyển.

Do đó, nếu bạn gặp phải trường hợp trên và chưa biết đơn vị của mình xếp lương có đúng quy định pháp luật hay không thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm tình huống chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Viên chức đã có thời gian đóng BHXH được xếp lương như thế nào?

Câu hỏi:

Kính thư văn phòng luật sư! Tôi hiện đang công tác trong ngành giáo dục, cụ thể đang là giáo viên tiểu học tại tỉnh Hậu Giang (trình độ học vấn ThS), nhưng trên thực tế mức lương Tôi đang hưởng vẫn là bậc 2 cao đẳng (tức 2.41). Nay tôi muốn nộp hồ sơ thi tuyển qua trường khác (không cùng tỉnh) với chức danh giáo viên THPT thì có được hay không? Nếu được thì có phải thi tuyển hay được xét chuyển trường (không phải thi tuyển).

Và nếu được xét chuyển trường thì mức lương áp dụng như thế nào? Còn nếu thi tuyển thì áp dụng mức lương như thế nào đối với trường hợp của Tôi. Rất mong được văn phòng luật sư trả lời để tôi có thể xác định rõ mình có nên xin chuyển trường hay không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với yêu cầu tư vấn của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 1 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức như sau:

"Điều 1. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức

1. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức và Điều 4 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 29/2012/NĐ-CP).

2. Những người đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao tuổi dự tuyển có thể thấp hơn 18 tuổi nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật."

Như vậy, để đăng ký dự tuyển viên chức thì bạn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định nêu trên và các điều kiện do đơn vị tuyển dụng quy định

Về hình thức tuyển dụng thì do đơn vị mới quyết định có thể thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển.

Ngoài ra, khi bạn trúng tuyển viên chức thì mức lương của bạn sẽ được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV như sau: 

3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì nếu bạn có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng thì thời gian đó được tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.

---

3. Phụ cấp thâm niên của giáo viên công tác tại vùng khó khăn được tính như thế nào?

Câu hỏi:

Tháng 7/1978, Tôi nhận Quyết định của Bộ Giáo dục phân công vào giảng dạy tại trường ĐH khi đó là tỉnh miền núi khó khăn. Do đó, tôi được miễn tập sự và hưởng lương chính thức là 64 đ. (Lương khởi điểm đối với GV bậc Đại học) Cho đến nay tôi vẫn liên tục làm công tác giảng dạy và quản lí trong các trường Đại học công lập trong nước. Tôi xin Luật sư làm rõ giúp: 1. Tính đến thời điểm hiện tại (1/6/2017) thì mức hưởng phụ cấp thâm niên của tôi là bao nhiêu %? 2. Từ tháng 7/2018 Tôi tròn 60 tuối, sau khi nghỉ hưu, tôi có còn được hưởng khoản phụ cấp này không? Mức được hưởng là bao nhiêu %? Xin trân trọng cảm ơn và mong được phản hồi sớm!

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với yêu cầu tư vấn của anh, chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP quy định về điều kiện hưởng chế độ phụ cấp thâm niên như sau: “Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.”.

Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp như sau:

Điều 3. Mức phụ cấp

Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ quy định nêu trên và đối chiếu với trường hợp của bạn, tháng 7/1978 bạn bắt đầu công tác đến thời điểm hiện tại (1/6/2017) thì mức hưởng phụ cấp thâm niên của bạn là 38%.

Ngoài ra, nếu anh đủ 60 tuổi và đủ điều kiện hưởng lương hưu thì anh chỉ được hưởng lương hưu, không được hưởng phụ cấp thâm niên.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo