Hoài Nam

Về hợp đồng lao động và phụ cấp công vụ

Hợp đồng lao độn lao động là loại hợp đồng không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động mà nhiều người chưa biết đến như người lao động được hưởng phụ cấp công vụ và phụ cấp khối đảng đoàn thể không? Tiền lương của người lao động được tính như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc trên, ông ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật lao động

Hiện nay, có nhiều người lầm tưởng rằng việc các cá nhân làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập là cán bộ, công chức, viên chức. Có những người làm việc trong các cơ quan, đơn vì này nhưng họ không phải được bổ nhiệm hay tuyển dụng mà họ thỏa thuận và giao kết hợp đồng lao động với nhau. Vì vậy, quan hệ giữa những cá nhân này và cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập là quan hệ lao động được pháp luật lao động điều chỉnh. Do đó, có một số sự khác biệt trong việc trả lương, phụ cấp lương của người lao động và cán bộ, công chức, viên chức nên nếu không nắm rõ các quy định pháp luật về lĩnh vực này, bạn sẽ khó khăn trong việc nhận biết, hiểu rõ việc trả tiền lương, phụ cấp lương của các tổ chức này.

 Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề lao động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về hợp đồng lao động và phụ cấp công vụ

Câu hỏi: Thưa luật sư: Hiện tại tôi đang hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế tại Tỉnh đoàn và nằm trong chỉ tiêu biên chế của Tỉnh ủy giao cho cơ quan. Tôi đã ký hợp đồng thử việc từ 5/5/2013-5/9/2013, sau đó tôi được ký hợp đồng tiếp tục lao động từ 5/9/2013.

Trong hợp đồng lần này không ghi rõ thời gian kết thúc chỉ ghi hợp đồng chờ thi tuyển công chức và hưởng luơng bậc 1 hệ số 2,34 của ngạch 01.003 từ ngày 5/9/2013. Đến năm 2014 tỉnh có tổ chức thi công chức nhưng tôi không đậu, từ đó tôi vẫn tiếp tục làm việc hợp đồng nhưng không ký bất kỳ loại hợp đồng nào nữa và vẫn được hưởng luơng như cũ + phụ cấp công vụ 25% + phụ cấp khối đảng đoàn thể 30%. Vậy thưa luật sư:

1. Hợp đồng mà tôi được ký từ ngày 5/9/2013 đến nay có được xem là hợp đồng dài hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên không?

2. Trường hợp của tôi có được tính là đã được xếp lương theo các thang bảng lương nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt không?

3. Từ khi ký hợp đồng đến hiện tại tôi có được hưởng khoản phụ cấp công vụ 25% và phụ cấp khối đảng đoàn thể (30%) không?

4. Trong trường hợp tôi không nhận được các khoản phụ cấp đó đồng nghĩa với việc tôi sẽ bị truy thu số tiền này. Vậy tôi phải làm cách nào hoặc cơ quan mà  tôi đang công tác phải làm những gì để tôi có thể nằm trong diện được hưởng các loại phụ cấp đó?

5. Luật sư cho tôi hỏi thêm: hiện tại cơ quan tôi đã có 1 hợp đồng theo nghị định 68 là Văn thư+tạp vụ. Vậy trường hợp của tôi nếu tôi kiêm thêm việc dọn dẹp vệ sinh tôi có được ký hợp đồng 68 không và theo quy định thì trong một cơ quan có giới hạn số lượng hợp đồng 68 không?

Rất mong nhân được sự tư vấn của Luật sư. Chân Thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động 2012 quy định:

"Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng."

Căn cứ vào quy định trên và những gì bạn trình bày thì hợp động bạn ký với công ty từ ngày 05/09/2013 là hợp đồng không xác định thời hạn.

2. Câu hỏi của bạn liên quan đến hợp đồng trong biên chế và hợp đồng ngoài biên chế. Pháp luật lao động hiện nay không quy định 2 loại hợp đồng trong và ngoài biên chế. Mặc dù không được định nghĩa chính thức, nhưng xin tạm phân biệt giúp bạn rằng: 

- Trong biên chế là các cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và thuộc đối tượng không áp dụng hợp đồng lao động;

- Ngoài biên chế là những lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội... không phải là công chức, viên chức Nhà nước nhưng được các Cơ Quan này ký kết hợp đồng lao động để làm việc. 

Như vậy, mặc dù cùng làm chung trong một cơ quan, nhưng những người là cán bộ, công chức nhà nước thì được hiểu là trong biên chế, và những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và không phải công chức, viên chức thì được hiểu là ngoài biên chế. Theo như bạn trình bày, bạn đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và chưa phải là công chức, do đó, đúng ra bạn nằm ngoài biên chế và chưa được xếp lương theo các thang bảng lương nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế. 

Về chế độ phụ cấp công vụ: 

Theo Điều 2 Nghị định số 34/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Về chế độ phụ cấp công vụ:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:

a) Cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức;

b) Công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;

c) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

d) Người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; không bao gồm người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

e) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;

g) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này đã được xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm theo quy định tại các văn bản sau đây:

a) Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát;

b) Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán viên nhà nước;

c) Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể;

d) Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

đ) Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã."

Theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW chế độ phụ cấp công tác đảng đoàn thể cán bộ công chức công tác kiểm tra đảng 2015:

1.2. Đối tượng được hưởng

Cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác kiểm tra đảng ở ủy ban kiểm tra các cấp đang hưởng phụ cấp trách nhiệm nghề kiểm tra đảng và phụ cấp thâm niên nghề kiểm tra đảng (hưởng lương theo mã ngạch kiểm tra đảng 040… A, ban hành kèm theo Quyết định số 1381/QĐ-BNV ngày 27-11-2007, của Bộ Nội vụ về việc ban hành mã số ngạch kiểm tra của Đảng).

1.3. Đối tượng không được hưởng

- Cán bộ, công chức giữ chức chức vụ bầu cử, bổ nhiệm có lương chức vụ từ 9,70 trở lên hoặc hưởng hệ số phụ chức vụ lãnh đạo từ 1,20(1) trở lên.

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm ở cơ quan kiểm tra đảng các cấp nhưng không được hưởng phụ cấp trách nhiệm nghề kiểm tra đảng và phụ cấp thâm niên nghề kiểm tra đảng.

Căn cứ vào quy định trên, bạn không phải là đối tượng hưởng phụ cấp công vụ, cũng như phụ cấp công tác đảng đoàn thể vì chưa phải là cán bộ, công chức. Để được hưởng các phụ cấp này, bạn phải thuộc một trong các đối tượng được nêu tại các quy định trên.

Về ký kết hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP: 

Theo Điều 6.Nghị định 68/2000/NĐ-CP thì:

"1.Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sựnghiệp :

a)Cá nhân:

Có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của công việc do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận;

Có lý lịch rõ ràng;

Có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc;

Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký hợp đồng.

b) Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ phải có khả năng thực hiện công việc nêu tại Điều 1 của Nghị định này và có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định củapháp luật.

2.Điều kiện đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng:

a)Phải có nhu cầu về các công việc quy định tại Điều 1 của Nghị định này;

b)Việc ký hợp đồng do người đứng đầu cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thẩmquyền thực hiện hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người phụ trách công tác tổ chứccán bộ hoặc phụ trách công tác văn phòng thuộc quyền ký."

Nếu đáp ứng các điều kiện trên, bạn có thể ký hợp đồng theo nghị định 68. Cũng theo nghị định 68, không có quy định nào giới hạn về số lượng hợp đồng 68 trong một cơ quan.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Về hợp đồng lao động và phụ cấp công vụ. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo