Nông Bá Khu

Tư vấn về xin nghỉ việc không hưởng lương như thế nào?

Luật sư tư vấn quy định của pháp luật về nghỉ việc không hưởng lương của người lao động? Thời gian nghỉ không hưởng lương có ảnh hưởng đến quá trình đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

1. Luật sư tư vấn luật lao động

Trong quá trình tư vấn pháp luật, công ty Luật Minh Gia chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu tư vấn của khách hàng có liên quan đến vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng lao động như:

- Chế độ tiền lương khi giao kết hợp đồng?

- Chế độ tạm hoãn hợp đồng lao động và chế độ nghỉ không hưởng lương của người lao động được quy định như thế nào?

- Khi tạm hoãn hợp đồng hoặc nghỉ không hưởng lương thì có được tham gia bảo hiểm không?

- …

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề này, bạn có thể liên hệ đến công ty Luật Minh Gia theo các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể về vấn đề này.

2. Chế độ nghỉ không hưởng lương của người lao động

Nội dung yêu cầu tư vấn: Tôi muốn nghỉ việc không hưởng lương, vậy xin hỏi Luật sư thì pháp luật quy định như thế nào về thời gian tôi nghỉ không hưởng lương ? Vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp này, khoảng thời gian không đóng BHXH trong khi người lao động nghỉ không lương thì sau này đến khi tính lương hưu có ảnh hưởng gì không ? Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Thứ nhất, về thời gian xin nghỉ không hưởng lương

Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

“1.Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a)Kết hôn: Nghỉ 03 ngày;

b)Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c)Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày;

2.Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3.Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Như vậy, ngoài những ngày nghỉ việc riêng mà pháp luật đã quy định rõ sẽ được nghỉ việc và hưởng nguyên lương thì người lao động hoàn toàn có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc xin nghỉ việc không hưởng lương. Nghỉ việc trong bao lâu và có được trả lương hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của cả 2 bên. 

Thứ hai, về đóng BHXH trong thời gian nghỉ không lương

Theo quy định của pháp luật thì tiền BHXH sẽ được tính theo tháng, việc bạn xin nghỉ không hưởng lương nếu như số ngày bạn không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày trong tháng thì sẽ được giải quyết như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH quyết định ban hành quy định về quản lý thu  bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: 

"1.7. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT."

Theo quy định của pháp luật trong khoảng thời gian người lao động nghỉ không lương thì người lao động sẽ không phải đóng BHXH, công ty cũng sẽ không đóng BHXH cho người lao động.

Đối với vấn đề hưởng chế độ hưu trí nếu như bạn nghỉ việc không hưởng lương từ đủ 14 ngày làm việc trong tháng đó thì tháng đó bạn không đóng BHXH. Như vậy, tháng đó bạn không đóng thì bị coi là ngắt quãng. Tuy nhiên, BHXH được cộng nối thời gian đóng nên việc ngắt quãng không có ảnh hưởng đến quá trình bạn đóng BHXH.  

Tùy thuộc vào số ngày nghỉ trong tháng và số tháng bạn nghỉ trong một năm bởi theo quy định của pháp luật thì điều kiện của người lao động  khi nghỉ việc phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH 2014. Nếu việc hưởng lương hưu bị ảnh hưởng thì có thể là do bạn chưa đóng đủ BHXH là 20 năm theo quy định.

>> Tư vấn thắc mắc về chế độ nghỉ việc, gọi: 1900.6169

--------------

Câu hỏi thứ 2 - Thời gian nghỉ thai sản có được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương?

Chào luật sư, tôi có 1 số thắc mắc mong luật sư giải đáp. Tôi vào viên chức giáo dục ngày 29/12/2914, tới 31/12/2015 tôi hết tập sự được hưởng lương bậc 1 đại học. Sau đó tôi nghỉ sinh theo chế độ thai sản từ tháng 1/2016 đến hết tháng 6/2016. Tháng 7/2016 tôi đi làm trở lại và đến tháng 11/2017 tôi lại tiếp tục nghỉ sinh theo chế độ thai sản tới tháng 4/2018. Trong thời gian công tác thì năm học 2014-2015, 2016-2017 tôi đều đạt danh hiệu lao đông tiên tiến hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Vậy tôi hỏi đến ngày 1/1/2019 tôi có được tăng lương lên bậc 2 theo quy định không. Tôi mong sớm nhận được hồi âm. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn, chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự qua  bài viết cụ thể sau đây:

>> Thời gian nghỉ thai sản được tính thời gian nâng lương không

Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/T-BNV:

"b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị."

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thời gian nghỉ thai sản vẫn tính vào thời gian nâng lương thường xuyên. Do đó, sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh thì chị được xét nâng một bậc lương.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo