LS Hoài My

Tư vấn về việc công ty nợ bảo hiểm xã hội

Có rất nhiều lý do khiến người lao động muốn hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ, tuy nhiên cơ quan BHXH chỉ thực hiện hủy sổ cho người lao động khi họ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH trước đây.

1. Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội

Khi đi làm tại đơn vị mới, người lao động buộc phải làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội ở đơn vị cũ để tham gia tiếp tục bảo hiểm xã hội ở đơn vị mới. Tuy nhiên, việc không chốt sổ bảo hiểm xã hội cũ khiến cho việc tham gia bảo hiểm xã hội ở đơn vị mới khó khăn. Vì vậy, người lao động muốn hủy quá trình tham gia bảo hiểm xã hội ở đơn vị cũ. Vậy, người lao động muốn hủy sổ bảo hiểm xã hội thì cần thực hiện những công việc gì? Thời gian giải quyết mất bao lâu? 

Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ giải đáp các vướng mắc của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà chúng tôi tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức pháp luật.

2. Hủy sổ bảo hiểm xã hội

Câu hỏi tư vấn: Tôi đóng bảo hiểm xã hội tại công ty A gần 10 năm, đã chốt sổ bảo hiểm. Sau đó tôi chuyển sang công ty B, cũng tham gia bảo hiểm xã hội và thời gian đóng là 1 năm thì nay tôi lại chuyển sang công ty C. Tuy nhiên, ở công ty B rất khó khăn để có thể chốt được sổ BHXH cho tôi, vì hiện đang nợ BHXH. Vậy tôi muốn hủy quãng thời gian đóng BHXH tại công ty B để sang công ty C đóng nối tiếp quãng thời gian của công ty A được không? Và thủ tục là như thế nào? Hoặc nếu không thì tôi nên làm thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau.

Khi bạn sang công ty B làm việc thì công ty đã báo tăng lao động và đóng bảo hiểm cho bạn. Nên bạn sẽ không được hủy quãng thời gian đóng bảo hiểm xã tội tại công ty B để sang công ty C đóng nối tiếp quãng thời gian của công ty A. Trường hợp này, bạn chỉ được hủy sổ bảo hiểm cũ để sang công ty C bạn được cấp sổ bảo hiểm mới. Tuy nhiên, nếu bạn hủy sổ bảo hiểm cũ đi thì thời gian đóng bảo hiểm tại công ty A cũng sẽ không còn. Vì thế, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi hủy sổ bảo hiểm cũ.

Đối với trường hợp của bạn thì chúng tôi tư vấn cho bạn đi theo hướng sau:

Mục 2 Công văn 2266/BHXH-BT có quy định như sau:

“2. Việc thu và ghi, xác nhận sổ BHXH của người lao động trong doanh nghiệp nợ tiền BHXH theo quy định tại Tiết đ, Khoản 1, Điều 62 Quy định kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH trong một số trường hợp:

a) Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật còn nợ tiền BHXH, BHYT, nếu có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động.

b) Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết.”

Theo đó, bạn nên làm đơn yêu cầu gửi lên ban giám đốc Công ty B yêu cầu họ làm công văn gửi BHXH   còn nợ và xin ưu tiên đóng bù phần BHXH còn thiếu cho bạn trước. Nếu như trong trường hợp Công ty B không làm công văn và kiên quyết không đóng thì bạn yêu cầu công ty trả lời rõ ràng bằng văn bản về việc không đóng BHXH, đồng thời làm đơn gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận/huyện nơi Công ty B có trụ sở yêu cầu họ giải quyết tranh chấp này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo