Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về vấn đề xin nghỉ việc và lương trong thời gian thử việc

Chào công ty luật Minh Gia, Tôi có thắc mắc về vấn đề xin nghỉ việc và vấn đề lương trong thời gian thử việc như sau: Tôi làm trong cty B đã được 8 ngày trong tháng thử việc vậy bây giờ tôi muốn nghỉ thì có phải bồi thường theo hợp đồng hay không.


Hợp đồng tôi ký bao gồm.

+ hợp đồng thử việc trong 30 ngày chỉ nhận được 80% lương làm 12/24h/ ngày

+ Giấy tín nhiệm trừ 1 triệu đồng trong tháng đầu làm việc (theo cty nói thì xin nghỉ đúng thì cty sẽ trả lại cho tôi).

+ Hợp đồng thử việc giữa bên NLD và cty. (Nội dung là nếu tôi nghỉ ngang sẽ phải bồi thường 3 triệu đồng về phía cty)

+ Giữ cmnd bản chính của tôi.( phía công ty nói rằng giữ 15 ngày để làm bảo hiểm xã hội).

Vậy xin hỏi nếu tôi nghỉ thì theo quy định có phải bồi thường không và quy định cụ thể thế nào? Xin cảm ơn luật sư

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, lương và thời gian trong hợp đồng thử việc.

Thời gian thử việc được căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2012.

Tiền lương người sử dụng phải trả cho người lao động trong thời gian thử việc là do hai bên tự thoải thuận nhưng ít nhất là 85%.

Giấy tín nhiêm.

Pháp luật lao động không quy định cụ thể việc làm như thế nào để tạo niềm tin giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mong muốn tại niềm tin tùy sự thỏa thuận của hai bên, do ý chí của 2 bên quyết định.

Tuy nhiên, Điều 20 quy định: Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động là hành vi pháp luật cấm. Như vậy, việc lập giấy tín nhiệm và giữ tiền của bạn là hành vi trái pháp luật.
 
Hợp đồng thử việc giữa bên NLD và công ty.

Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 thì: “Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận”. Như vậy, trong trường hợp nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên thỏa thuận bạn có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Pháp luật lao động không quy định việc bồi thường hợp đồng lao động. Việc quy định bồi thường 3 triệu đồng khi người lao động nghỉ việc trong thời gian thử việc là hành vi hạn chế quyền tự do lựa chọn làm việc của người lao động. Khoản 3 Điều 50 thì nội dung bồi thường 3 triệu trong hợp đồng thử việc không phát sinh hiệu lực pháp lý.

Về việc giữ bản chính giấy CMND.

Điều 20 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động”. Việc làm hồ sơ tham gia BHXH chỉ cần CMND photo có chứng thực.

Như vậy, việc giữ giấy CMND của người sử dụng là trái quy định pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về vấn đề xin nghỉ việc và lương trong thời gian thử việc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
CV Trần Hiên - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo