Trần Tuấn Hùng

Tư vấn về vấn đề miễn nhiệm và ký kết hợp đồng lao động

Luật sư tư vấn về vấn đề giám đốc ký quyết định miễn nhiệm trưởng phòng bảo vệ và ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động đang hưởng lương hưu là đúng hay sai?


Trưởng Phòng Bảo Vệ (A) sinh ngày 1 tháng 8 năm 1959. * (A) khi vào làm Cty 1/7/2008. (A) đã và đang nhận lương hưu theo chế độ, Tổng giám đốc ký hợp đồng không xác định thời hạn. Ngày bổ nhiệm trưởng phòng lần đầu là 1/4/2012, đến 1/4/2017 là phải xem xét bổ nhiệm lại. Đến 10/10/2017 vẫn chưa có quyết định bổ nhiệm lại. Nhưng (A) 58 tuổi. ==> Đến 26/10/2017 Tổng giám đốc ký Quyết Định miễn nhiệm chức vụ (A). vậy có vi phạm luật không ?(căn cứ vào điều khoản Luật nào?). ==>(A) khi vào làm Cty 1/7/2008. (A) đã và đang nhận lương hưu theo chế độ, Tổng giám đốc ký hợp đồng không xác định thời hạn.Vậy có đúng luật không?(căn cứ vào điều khoản Luật nào?) Rất mong được tư vấn. Trân thành cảm ơn! 

 

Trả lời câu hỏi: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công Ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, Tổng giám đốc ký quyết định miễn nhiệm trưởng phòng bảo vệ là đúng hay sai?

 

Vì bạn không cung cấp thông tin về người lao động này là công chức, viên chức hay người lao động ký kết hợp đồng lao động nên có thể chia ra 2 trường hợp như sau:

 

Trường hợp hai trưởng phòng bảo vệ là công chức hay viên chức:

 

Căn cứ Điều 54. Từ chức hoặc miễn nhiệm đối với công chức, Luật cán bộ công chức năm 2008:

 

“1. Công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức hoặc miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

 

a) Không đủ sức khỏe;

 

b) Không đủ năng lực, uy tín;

 

c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;

 

d) Vì lý do khác.

 

2. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.

 

3. Công chức lãnh đạo, quản lý xin từ chức hoặc miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý cho từ chức hoặc miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

 

4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc từ chức hoặc miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.”

 

Và căn cứ Điều 42. Từ chức, miễn nhiệm đối với công chức  Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức 

 

“2. Việc miễn nhiệm đối với công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: 

a) Được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ; 

b) Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý; 

c) Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức; 

d) Không đủ năng lực, uy tín để làm việc; 

đ) Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ. "


Mà căn cứ Khoản 6, Điều 7, Luật Cán bộ, công chức năm 2008:

 

“6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.”

 

Như vậy, Tổng giám đốc ký quyết định miễn nhiệm là dựa trên cơ sở có yêu cầu của A về việc miễn nhiệm chức vụ Trưởng phòng bảo vệ, nếu căn cứ vào các trường hợp được miễn nhiệm theo quy định trên mà có căn cứ được phép cho A miễn nhiệm thì việc ký quyết định miễn nhiệm đối với A không vi phạm quy định của pháp luật.

 

Còn đối với viên chức thì theo quy định sau:

 

Điều 38. Xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức quản lý, Luật Viên chức năm 2010.

 

"1. Viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc được miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

 

a) Không đủ sức khoẻ;

 

b) Không đủ năng lực, uy tín;

 

c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;

 

d) Vì lý do khác.

 

2. Viên chức quản lý xin thôi giữ chức vụ quản lý nhưng chưa được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý cho thôi giữ chức vụ quản lý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

 

3. Viên chức quản lý sau khi được thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền bố trí vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

 

4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc xin thôi giữ chức vụ quản lý, miễn nhiệm viên chức quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Tương tự như công chức thì viên chức khi miễn nhiệm cũng là do yêu cầu của người đang giữ chức vụ xin không giữ chức vụ đó nữa. Nếu A không có yêu cầu mà Tổng giám đốc lại ký quyết định miễn nhiệm đối với A hoặc không đủ căn cứ miễn nhiệm mà vẫn ký thì mới vi phạm quy định của pháp luật."

 

Trường hợp thứ hai, trưởng phòng bảo vệ là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng lao động giữa ông A và công ty, nếu chưa thỏa thuận thay đổi về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thì Tổng giám đốc không có quyền cho A thôi giữ chức vụ trưởng phòng bảo vệ.

 

Thứ hai, việc ký hợp đồng lao động với A là hợp đồng không xác định thời hạn là đúng hay sai?

 

Khi A đã đủ điều kiện hưởng lương hưu thì A vẫn có quyền ký kết hợp đồng lao động với công ty, pháp luật không có quy định cấm người lao động đang hưởng lương hưu giao kết hợp đồng lao động, nên việc ký hợp đồng lao động của Tổng giám đốc với A không vi phạm quy định của pháp luật.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.

CV tư vấn: Nông Diệp - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo