Hoàng Thị Kim Lý

Tư vấn về trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Chào luật sư! tôi có một vấn đề nhờ luật sư tư vấn giúp về chế độ và mức hưởng bảo hiểm xã hội như sau: Tôi làm HĐ dài hạn trong cơ quan nhà nước và đóng BHXH, BHYT cho đến nay là 8 năm 9 tháng( từ tháng 10/2006 đến tháng 6/2015). tiến trình lương của tôi như sau:

 

Từ tháng 10/2006 đến 9/2008 hệ số lương 1,35
Từ tháng 10/2008 đến tháng 2/2009 hệ số lương 1,53
Tháng 2/2009 đến tháng 06/2009 tôi nghĩ thai sản
Từ tháng 7/2009 đến tháng 01/2010 hệ số 1,53.
Từ tháng 02/2010 đến tháng 8/2011 hệ số 1,86
Từ tháng 9/1011 đến tháng 12/2014 hệ số lương 1,86
Từ tháng 01/2014 đến tháng 6/2015 tôi nghĩ thai sản.
Và đến tháng 7/2015 tôi bị cắt HĐ dài hạn. Hiện tại thì cơ quan không đóng BH cho tôi nữa. Vậy bây giờ tôi muốn rút tiền BHXH ra thì tôi sẽ nhận được với số tiền bao nhiêu? mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của chị, công ty xin tư vấn như sau:
 
Theo thông tin bạn đưa ra thì hiện tại bạn đang muốn rút số tiền BHXH đã đóng khi tham gia hợp đồng với cơ quan nhà nước. Nhưng trong mọi trường hợp bạn sẽ không được rút toàn bộ số tiền bảo hiểm mình đã đóng mà chỉ được hưởng số tiền theo mức nhất định tùy thuộc vào các chế độ của Bảo hiểm xã hội.
 

Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2006 có quy định về các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Cụ thể:
 
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
 
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
 
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

d) Ra nước ngoài để định cư.
 
2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu. 
 

Điều 56 Luật BHXH 2006 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
 
Điều 56.Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. 
 
Như vậy, để tính được số tiền bảo hiểm xã hội được hưởng, cần phải tính được mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
 

Theo nghị định 94/2006/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu chung thì từ 1/10/2006 mức lương tối thiểu chung là 450.000 đồng/tháng.

Nghị định 166/2007/NĐ-CP CP quy định về mức lương tối thiểu chung thì từ 1/1/2008 mức lương tối thiểu chung là 540.000 đồng/tháng.

Nghị định 33/2009/NĐ-CP CP quy định về mức lương tối thiểu chung thì từ 1/5/2009 mức lương tối thiểu chung là 650.000 đồng/tháng.

Nghị định 28/2010/NĐ-CP CP quy định về mức lương tối thiểu chung thì từ 1/5/2010 mức lương tối thiểu chung là 730.000 đồng/tháng.

Nghị định 22/2011/NĐ-CP CP quy định về mức lương tối thiểu chung thì từ 1/5/2011 mức lương tối thiểu chung là 830.000 đồng/tháng.

Nghị định 31/2012/NĐ-CP CP quy định về mức lương tối thiểu chung thì từ 1/5/2012 mức lương tối thiểu chung là 1.050.000 đồng/tháng.

Nghị định 66/2013/NĐ-CP CP quy định về mức lương tối thiểu chung thì từ 1/7/2013 mức lương tối thiểu chung là 1.150.000 đồng/tháng hiện nay đang còn hiệu lực.

 
Từ tháng 10/2006 đến 9/2008 hệ số lương 1,35:

+ Từ tháng 10/2006 đến 12/2007: thời gian 15 tháng: 1,35 x 450.000 x 15= 9.112.500

 

+ Từ tháng 1/1/2008 đến tháng 9/2008: 9 tháng: 1,35 x 540.000 x 9 = 2.187.000

Từ tháng 10/2008 đến tháng 1/2009 hệ số lương 1,53: 4 tháng: 1,53 x 540.000 x 4 = 3.304.400

Tháng 2/2009 đến tháng 06/2009 tôi nghĩ thai sản: 5 tháng

Từ tháng 7/2009 đến tháng 01/2010 hệ số 1,53: 7 tháng: 1,53 x 650.000 x 7 = 6.961.500

Từ tháng 02/2010 đến tháng 8/2011 hệ số 1,86:

 

+ Từ 02/2010 đến hết 4/2010: 3 tháng: 1,86 x 650.000 x 3 = 3.627.000

 

+ Từ 5/2010 đến hết tháng 04/2011: 12 tháng: 1,86 x 730.000 x 12 = 16.293.60

 

+ Từ 5/2011 đến 8/2011: 4 tháng: 1,86 x 830.000 x 4 = 6.175.200

Từ tháng 9/2011 đến tháng 12/2014 hệ số lương 1,86:

+ Từ 9/2011 đến hết 04/2012: 8 tháng: 1,86 x 830.000  x 8 = 12.350.400

 

+ Từ 5/2012 đến  hết 06/2013: 14 tháng:  1,86 x 1.050.000 x 14 = 27.342.000

 

+ Từ 07/2013 đến hết 12/2014:  18 tháng: 1,86 x 1.150.000 x 18 = 38.502.000

Từ tháng 01/2014 đến tháng 6/2015:tôi nghĩ thai sản: 6 tháng
 
Tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội: 105 tháng (8 năm 9 tháng)
 

Lương bình quân đóng BHXH: (9.112.500 + 2.187.000 + 3.304.400 + 6.961.500 + 3.627.000 + 16.293.600 + 6.175.200  +  12.350.400 + 27.342.000 + 38.502.000 ) / 105 = 1.198.625.

 

Theo Khoản 5 Điều 28 Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội quy định: nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm, từ 6 tháng đến 12 tháng tính tròn 1 năm. Vậy nên số thời gian đóng bảo hiểm của bạn được tính là 9 năm.

 
Căn cứ theo điều 56  và điều 28 Luật BHXH 2006 thì bạn sẽ được hưởng số tiền 1 lần:   1.198.625 x  9 x 1,5 = 16.181.437.
 

Số tiền trên không mang tính tuyệt đối vì số tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Do bạn không nói về các khoản này nên công ty không tính. Và trên thực tế, bạn chỉ cần xem mình có đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần hay không, còn mức tính thì do cơ quan bảo hiểm xã hội tính.

 

Trân trọng!

CV: Thùy Dương - Công ty luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo