Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Tư vấn về trường hợp cán bộ viên chức bị cho thôi việc không có lý do

Kính gửi: Quý Luật sư tư vấn, hôm nay tôi xin phép được hỏi quý Luật sư một việc: Tôi là Cán bộ, viên chức nhà nước công tác từ năm 1982 đến nay

 

Câu hỏi: Đến năm 2011 cho chuyển đổi lãnh đạo kể từ đó tôi không được phân công công tác và cũng không được trả lương, nên năm 2016 tôi kiện ra tòa án quận và tòa án tuyên: căn cứ điều 40,41 nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về tuyển dụng và căn cứ điều 5,8,9 nghị định 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 về chế độ thôi việc. Qua hai căn cứ nêu trên tòa án cấp quận căn cứ đúng hay sai? Nếu đúng thì theo quy định nào và ngược lại, rất mong quý Luật sư tư vấn giúp em xin cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty luật Minh Gia. Đối với yêu cầu tư vấn của bác, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 40, 41 Nghị định 116/2003/NĐ-CP quy định:

 

"Điều 40. Biệt phái viên chức

 

1. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức cử biệt phái viên chức đến làm việc có thời hạn ở một cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. Thời hạn cử biệt phái mỗi lần không quá ba năm.

 

2. Việc cử biệt phái viên chức chỉ thực hiện đối với các đơn vị sự nghiệp do nhà nước cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên và trong các trường hợp sau:

 

a) Do có những nhiệm vụ đột xuất, cấp bách mà chưa thể thực hiện việc điều động viên chức;

 

b) Do có những công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

...

Điều 41. Chấm dứt hợp đồng làm việc theo nguyện vọng của viên chức

 

1. Viên chức khi có nguyện vọng chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải gửi đơn đề nghị trước 30 ngày cho người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức.

..."

Theo như thông tin mà bác cung cấp thì năm 2011 bác không được phân công công tác và cũng không được trả lương, do đó không thể coi là trường hợp biệt phái viên chức theo quy định tại Điều 40 Nghị định 116/2003/NĐ-CP nghị định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thì biệt phái viên chức là trường hợp căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức cử biệt phái viên chức đến làm việc có thời hạn ở một cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, còn trường hợp của bác thì không được phân công công việc nữa. Do đó, việc Tòa án đưa ra căn cứ này là không phù hợp.

 

Về quy định tại Điều 5, 8, 9 Nghị định 54/2005/NĐ-CP nghị định về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức là các quy định về trường hợp giải quyết chế độ thôi việc khi cán bộ, viên chức tự nguyện xin thôi việc, trường hợp của bác thì bác không tự nguyện xin thôi việc, do đó việc áp dụng các quy định này của Tòa là không có căn cứ.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bác yêu cầu tư vấn: Tư vấn về trường hợp cán bộ viên chức bị cho thôi việc không có lý do. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bác vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Vũ Thị Yến – Công ty luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo