LS Vy Huyền

Tư vấn về trợ cấp thôi việc và đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Khách hàng hỏi về chi trả trợ cấp thôi việc có bắt buộc đối với người sử dụng lao động hay không và quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.


1. Em muốn xin hỏi về trường hơp "trợ cấp thôi việc", "trợ cấp thôi việc" có phải là đã được nhà nước qui định là bắt buộc người sử dụng lao động phải trải cho người lao động không ạ? có khi nào NSDLD chỉ nói một câu là " cty không có chế độ trợ cấp thôi việc cho NLD không ạ ?
2. Em vào làm việc tại cty này là 03/09/2008, và em đã viết đơn xin thôi việc vào cuối tháng 7/2015 và có ghi rõ là em xin được thôi việc vào 31/8/2015 ( em đang là hợp đồng lao động không thời hạn ). Và do em đã bàn giao công việc đầy đủ và sớm hơn dự kiến (31/8/2015) nên em đã xin cty cho em được nghỉ việc luôn từ 29/8/2015, như vậy em có vi phạm vào điều khoản " đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động" không ạ?
Em rất cần sự tư vấn chuyên nghiệp từ các anh/chị luật sư mà những người lao động như em không rành nhiều về luật lao động .
Chân thành cám ơn sự giúp đỡ của anh/chị luật sư .
Thân chào !
 
 
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất: Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc theo Điều 48 Luật lao động 2012 quy định
 
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
 
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
 
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
 
Như vậy nếu bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9,10 của Điều 36 của Luật lao động 2012 và  đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên thì bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc.

Người sử dụng lao động buộc phải chỉ chi trả trợ cấp thôi việc cho các đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc.

Thứ hai: Điều 37 Luật lao động 2015 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
 
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
 
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
 
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
 
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
 
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
 
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
 
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
 
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
 
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
 
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
 
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
 
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
 
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
 
Theo thông tin của bạn thì bạn viết đơn xin thôi việc tức là đang thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động theo quy định của Luật lao động 2012. Bạn đã kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn, nên khi bạn thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn phải báo cáo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp đối vợi lao động nữ mang thai tại Điều 156 Luật lao động 2012.

Bạn không nói rõ ngày bạn nộp đơn xin thôi việc nên chung tôi chia làm hai trường hợp như sau:

  • Nếu từ ngày bạn xin thôi việc đến 29/8/2015 là đủ 45 ngày theo quy định của luật thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của bạn là phù hợp với quy định của pháp luật

  • Nếu từ ngày bạn xin thôi việc đến 29/8/2015 hoặc 31/8/2015 mà chưa đủ 45 ngày theo quy định của pháp luật thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của bạn là trái pháp luật

Vậy, nếu bạn nghỉ việc vào ngày 29/8/2015 mà chưa đủ 45 ngày thì bạn đã vi phạm vào điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về trợ cấp thôi việc và đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV Phạm Thị Hường – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo