Luật sư Trần Khánh Thương

Tư vấn về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động

TH1: Bà Nguyễn Thị A có sổ BHXH thể hiện làm việc tại CTy B từ T8/2005-T5-2007, và sau đó làm việc tại CTy C từ T11/2008-T10/2016. Hiện tại Cty C đang tinh giảm biên chế và chấm dứt HĐLĐ từ ngày 15/11/2016. Vậy e có một số câu hỏi mong Luật Minh Gia tư vấn giùm ạ.

 

1. Cty C sẽ tính trợ cấp mất việc làm cho NLĐ như thế nào? Trợ cấp mất việc làm có tính luôn thời gian làm cho CTy B hay ko? 

2. Nếu tính trợ cấp mất việc làm thí có tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ nữa ko ạ? 

TH2: NLĐ có số BHXH thể hiện đóng BH tự nguyện từ T03/2010-T01/2015. Đến T03/2015 đóng BHXH của Đơn vị làm việc B đến T8/2016. Đơn vị B lại sát nhập vào đơn vị C và NLĐ làm việc hưởng lương T9-10/2016 tại đơn vị C. ĐV C tinh giảm biên chế và chấm dứt HĐLĐ đến 15/11/2016. Vậy ĐV C có tính trợ cấp mất việc làm cho NLĐ ko ạ? Em xin cám ơn!

 

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 
Căn cứ pháp lý quy định tại Điều 48, Điều 49 Bộ Luật lao động năm 2012:
 

Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Điều 49. Trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

 
Trường hợp 1.

1. Cty C sẽ tính trợ cấp mất việc làm cho NLĐ như thế nào? Trợ cấp mất việc làm có tính luôn thời gian làm cho CTy B hay ko? 
 
Công ty C chỉ phải trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc thực tế cho họ. Cụ thể là từ tháng 11/2008 đến tháng 10/2016 (không tính thời gian làm cho công ty B), trừ đi thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lao động và thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc. Mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
 

2. Nếu tính trợ cấp mất việc làm thì có tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ nữa không? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 48 và điều 49 nêu trên:

- Người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc khi: hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2012

- Người sử dụng lao động chi trả trợ cấp mất việc khi: bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 Bộ luật lao động năm 2012.

Như vậy, tuỳ vào lý do chấm dứt hợp đồng mà lao động được chi trả một trong hai chế độ trợ cấp mất việc hoặc trợ cấp mất việc làm.

 

Trường hợp 2.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về sát nhập doanh nghiệp:

"1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập."...

Theo đó, quyền, nghĩa vụ của công ty bị sát nhập được chuyển sang cho công ty nhận sát nhập. Tức là công ty C phải giải quyết trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động có thời gian làm việc ở cả hai công ty B và công ty C.


Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 

Trân trọng

Khánh Thương – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo