Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về trách nhiệm vật chất của người lao động

Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất do người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị và các tài sản khác của đơn vị? cụ thể như sau: Chị B là thủ kho của xí nghiệp H. Sau khi xuất hết hàng trong kho, chị B quên không khóa cửa kho trước khi về nên đã để mất một số tài sản trong kho như quạt điện, bàn ghế.

Xí nghiệp H buộc chị B phải đền bù cho xí nghiệp một khoản tiền tương đương với số tiền xí nghiệp đã bỏ ra để mua những tài sản đó. Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất do người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị và các tài sản khác của đơn vị?
 

Tư vấn về trách nhiệm vật chất của người lao động

>> Tư vấn về trách nhiệm của người lao động, gọi: 1900.6169


Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Khoản 2 Điều 130 Bộ luật lao động năm 2012 quy định, người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.

 

Như vậy, việc xí nghiệp H buộc chị H phải đền bù cho xí nghiệp một khoản tiền tương đương với số tiền xí nghiệp đã bỏ ra để mua những tài sản đó là không đúng. Theo quy định của pháp luật thì việc xem xét, quyết định bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất phải căn cứ vào lỗi và mức độ thiệt hại thực tế và mức bồi thường phải tính theo thời giá thị trường; đồng thời khi quyết định mức bồi thường cần xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản của đương sự.

 

------------

Câu hỏi thứ 2 - Người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động

 

Xin chào Luật sư.Em tên Lụa. Em có 1 vài câu hỏi muốn hỏi luật sư.1 là em đang làm ở nhà trẻ mầm non tư thục từ tháng 7/2016 đến nay. Em có ký 1 hợp đồng với chủ nhà trẻ hồi tháng 3 hay 4 gì đó. Mà em hỏi thì chủ nhà trẻ đó nói là hợp đồng lao động. Em chưa đọc qua nội dung bản hợp đồng đó ghi gì. Và chủ nhà trẻ cũng không đưa em giữ 1 bản phụ nào hết. Vậy có được gọi là em đã ký hợp đồng lao động chưa ạ. Nếu đã ký rồi thì em có được quyền giữ 1 bản phụ hay không ạ.2 là em vẫn đang làm ở đây nhưng đang có ý định nghỉ làm ở chỗ này thì em có cần nói trước 30 ngày hay không ạ. Em có vi phạm chuyện gì hay không.Mong luật sư trả lời em sớm nhất

 

Trả lời:

 

Thứ nhất: Tại Điều 15 Bộ luật lao động 2012 quy định Hợp đồng lao động như sau:

 

"Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động."

 

Điều 16 Bộ luật lao động 2012 quy định Hình thức hợp đồng lao động

 

"1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói."

 

Theo quy định, khi ký HĐLĐ bằng văn bản và phải được làm thành 02 bản, NLĐ được giữ 01 bản. Anh/chị hoàn toàn có quyền yêu cầu người chủ sử dụng cung cấp cho 01 bản HĐLĐ.

 

Thứ hai, về vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

 

Nếu anh/chị đã ký HĐLĐ nhưng hiện nay có mong muốn nghỉ việc thì có thể thỏa thuận với người chủ sử dụng lao động. Nếu họ đồng ý thì đó là việc chấm dứt HĐLĐ theo thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu họ không đồng ý cho anh/chị nghỉ việc thì anh/chị phải thực hiện thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo đúng quy định tại điều 37 BLLĐ 2012. Anh/chị tham khảo bài viết tương tự sau: 

 

>> Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ như thế nào là đúng luật?

 

Trân trọng!

P. Luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo