LS Thanh Hương

Tiền lương làm thêm giờ trong hợp đồng mùa vụ thế nào?

Xin chào Luật sư. Xin tư vấn cho em về luật lao động. Công ty có ký hợp đồng thời vụ với nhân viên theo thỏa thuận thời gian làm việc 30 ngày/ tháng mức lương 10tr. Vậy trong tháng 04/2015 có nghỉ ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương, nhưng nhân viên này vẫn đi làm thì ngày nghỉ lễ đó công ty vẫn tính công bình thường mà không tính tăng ca cho người lao đông. Luật sư cho em hỏi, công ty em tính lương như vậy không đúng theo luật lao động đúng không ạ?

1. Tư vấn về tiền lương làm thêm giờ của HĐLĐ mùa vụ

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, trường hợp của bạn có hướng giải quyết như sau:

Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật lao động 2014  điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động phát sinh từ hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động bao gồm hợp đồng không thời hạn, hợp đồng có thời hạn, hợp đồng mùa vụ. Hợp đồng của bạn là hợp đồng mùa vụ , nên vẫn áp dụng các quy định của Bộ luật lao động như về thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương làm thêm… Như vậy, việc công ty vẫn tính lương  bình thường trong những ngày nghỉ lễ là trái pháp luật.

--

2. Các chế độ được hưởng khi nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế

Câu hỏi:

Tôi có một anh bạn là GV Tiểu học, sinh năm 1962, vào ngành năm 1985. Thời gian công tác 32 năm, Hệ số lương 4,06, PCTN vượt khung 10% hưởng năm 2017 (từ 2013-2016 lần lượt là: 6%, 7%, 8%, 9%) Phụ cấp thâm niên nghề 31% Có 3 năm làm Phó hiệu trưởng (từ năm 2014-2016), hệ số PC Chức vụ là 0,3 Tôi xin hỏi như sau: 1. Anh ấy muốn xin nghỉ theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP của chính Phủ vào năm 2020 thì lương hưu được tính như thế nào? 2. Khi nghỉ có được hưởng các khoản trợ cấp hay không? Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây: 

>> Tính lương hưu khi nghỉ hưu theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP

>> Chính sách về hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP

Theo thông tin anh cung cấp thì vào năm 2020, anh 58 tuổi và có 35 năm tham gia BHXH. Trường hợp nghỉ hưu theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP, chế độ anh được hưởng theo Khoản 4 Điều 8: 

"4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi".

Như vậy, anh sẽ được nghỉ hưu theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 và không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Mức hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

"2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%"

Như vậy, mức hưởng lương hưu của anh:

18 năm đầu tương ứng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

15 năm tiếp theo tương ứng: 15 x 2% = 30% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Với 33 năm đóng BHXH, anh được hưởng mức tối đa là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Anh có 2 năm đóng BHXH vượt quá số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Anh được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 1 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo